Vị trí huyệt Hiệp Bạch – “Hiệp” là nằn bóp, “Bạch” là màu trắng. Huyệt ở gần (hiệp) cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt mầu trắng (bạch), vì vậy, gọi là Hiệp Bạch (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt:
“Hiệp” là nằn bóp, “Bạch” là màu trắng. Huyệt ở gần (hiệp) cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt mầu trắng (bạch), vì vậy, gọi là Hiệp Bạch (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Biệt của Thái Âm (Giáp Ất Kinh).
2. Vị trí huyệt Hiệp Bạch
Xưa: Dưới huyệt Thiên Phủ, trên khuỷu tay 5 th trong động mạch. Để xuôi tay, ngang đầu vú là huyệt.
Nay: Ở mặt trong cánh tay, nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay với đường ngang dưới nếp nách trước 4 thốn, trên khớp khuỷ (Xích Trạch) 5 thốn, dưới huyệt Thiên Phủ 1 thốn.
3. Cách lấy huyệt Hiệp Bạch
C1 từ Thiên Phủ đo xuống 1th.
C2: Muốn điểm huyệt này, trước tiên bôi mực đen trên đầu vú, xong xuôi 2 tay ép vào, nơi dính đầu điểm đen là huyệt
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bờ ngoài xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
4. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị mặt trong cánh tay đau, ho, ngực đau tức, hơi thở ngắn.
Phối Huyệt:
- Phối Khích Môn (Tb.4) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Tuyền (Tb.1) trị thần kinh giữa tay đau (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Thiên Phủ (P.3) trị tử điến phong, bạch điến phong (hắc lào, chàm…) (Tuần Kinh Chú).
- Phối Phế Du, Xích Trạch, Khổng Tối, Phong Long trị ho suyễn.
- Phối Kinh Cốt, Chiên Trung, Nội Quan, Túc Tam lý, Tam Âm Giao trị hồi hộp, tim đập
Châm Cứu: Châm thẳng 05 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham khảo: CCĐT) : Hiệp Bạch chủ về đau tim, khí ngắn, ho khan nghịch lên, đầy ức bôn đồn.
Xem thêm: