Vị trí huyệt Khổng Tối – “Khổng” nghĩa là rỗng, trống không. “Tối” nghĩa là tụ lại, tốt nhất. Thời xưa người ta tin rằng huyệt này có tác dụng chữa sốt không mồ hôi, xua tan tà khí và giúp phế kiểm soát các lỗ chân lông.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt
“Khổng” nghĩa là rỗng, trống không. “Tối” nghĩa là tụ lại, tốt nhất. Thời xưa người ta tin rằng huyệt này có tác dụng chữa sốt không mồ hôi, xua tan tà khí và giúp phế kiểm soát các lỗ chân lông.
Huyệt có tác dụng thông khí lên mũi (tỵ khổng), làm tuyên thông Phế khí, vì vậy được dùng trị các bệnh ở tỵ khổng (mũi), do đó, gọi là Khổng Tối (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Phế.
+ Huyệt Khích của kinh Phế.
2. Vị trí huyệt Khổng Tối
Xưa: Cổ tay đo lên 7 th.
Nay: Ở bờ ngoài cẳng tay, trên cổ tay 7 thốn, nơi gặp nhau của bờ trong cơ ngửa dài hay bờ ngoài của cơ gan tay to với đường ngang trên khớp cổ tay 7 thốn, trên đường thẳng nối huyệt Xích Trạch (P.5) và Thái Uyên (P.9).
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ trong cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ gan tay to, cơ sấp tròn, cơ gấp chung nông các ngón tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Nhuận Phế, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải biểu, điều giáng Phế khí.
Chủ Trị: Trị tay và khuỷu tay đau, ho, suyễn, amygdale viêm, phổi viêm, ho ra máu.
Phối Huyệt:
- Phối Á Môn (Đc.15) trị mất tiếng (Tư Sinh Kinh),
- Phối Khúc Trạch (Tb.3) + Phế Du (Bq.13) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).
- Phối Đại Chùy (Đc.14) + Phế Du (Bq.13)+ Phong Phủ trị phổi viêm, ho suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối phế du, Hậu Khê, Ngư Tế trị ho ra máu.
- Phối Thiên Đột, Phế Dụ trị ho
Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5- 1 thốn. Cứu 3 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.
Tham khảo: Điều lý phế khí, thanh tiết trường phủ có t/d tốt với các bệnh đường tiêu hóa.
Xem thêm: