Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Kiên ngung 肩 髃

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Kiên ngung – Ngung là đầu của xương vai, Kiên là vai, vì vậy gọi là Kiên Ngung. 

1. Đại cương

Tên Huyệt: Ngung là đầu của xương vai, Kiên là vai, vì vậy gọi là Kiên Ngung.

Tên Khác : Biên Cốt, Kiên Cốt, Kiên Tỉnh, Ngung Tiêm, Thiên Cốt, Thiên Kiên, Thượng Cốt, Trung Kiên Tỉnh.

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 15 của kinh Đại Trường.

+ Huyệt giao hội của kinh Đại Trường với Tiểu Trường và mạch Dương Duy.

2. Vị trí huyệt Kiên ngung

Xưa: Khe hõm cùng vai, khoảng giữa 2 xương, đưa cánh tay lên lấy huyệt ở chỗ hõm.

Nay: Dang cánh tay thẳng, huyệt ở chỗ lõm, phía trước và ngoài khớp mỏm cùng vai và mấu chuyển động lớn xương cánh tay.

Khi điểm huyệt dang cánh tay thẳng, mỏm cùng vai và mẫu động lớn xương cánh tay làm thành hai chỗ hõm. Huyệt ở chỗ hõm nhỏ phía trước, sát bờ trước mỏm cùng vai.

huyệt kiên ngung

Vị trí huyệt Kiên ngung

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa bó đòn và bó cùng vai của cơ Delta, khe khớp – giữa xương bả vai và xương cánh tay.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Hiệu năng : Sơ tán phong thấp ở kinh lạc, thanh tiết hỏa khí ở Dương-minh, thông lợi các khớp, đuổi tà giải nhiệt.

Tác dụng trị bệnh

Tại chỗ, Theo kinh: Trúng phong, liệt nửa người, đau nhức thần kinh hoặc cơ do phong thấp, viêm khớp vai.

Toàn thân: Huyết áp cao, chứng nhiều mồ hôi. Lâm sàng

Chủ Trị : Trị cánh tay và vai đau, khớp vai đau, cơ đau do phong thấp, bán thân bất toại, bệnh ngoài da.

  1. Phối Dương Khê (Đtr.5) trị phong chẩn, ban sởi (Châm Cứu Tụ Anh).
  2. Phối Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Trung Chử (Ttu.3) trị vai và lưng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.38) + Linh Đạo (Tm.4) + Ôn Lưu (Đtr.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị nhũ ung (Loại Kinh Đồ Dực).
  4. Phối Khúc Trì (Đtr.11) [đều cứu] trị lao hạch (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  5. Phối Bách Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phát Tế + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) để phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
  6. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Thị (Đ.31) trị phong thấp đau nhức [thống tý] (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  7. Phối Kiên Liêu (Ttr.14) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Nhu Du (Ttr.10) trị khớp vai đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  8. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Liêu (Ttr.4) + Kiên Nội Lăng trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  9. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Kiên Liêu (Ttr.4) trị bao khớp dưới xương vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  10. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  11. Phối Kiên Tỉnh, Khúc Trì trị đau vai cánh.

Phương pháp châm cứu

Châm: Dang tay lên, châm thẳng tới huyệt Cực tuyền 2 – 3 thốn trong điều trị viêm cơ bó đòn, bó cùng, xuôi tay xuống châm mũi kim giữa khớp xương cánh tay, và khớp vai, sâu 0,7 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc lan đến quanh khớp vai thì mũi kim hướng ra Kiên Nội- lăng, Kiên liêu, Tam giác cơ mà châm 2 – 3 thốn, có cảm giác căng tức hoặc lan đến quanh khớp vai hoặc như điện giật xuống vùng cánh tay Châm dưới da trong trường hợp tay lệch ra bên ngoài có thể hướng kim ra phía cơ tam giác sâu 2 – 3 thốn. Có cảm giác căng tức ở vùng cánh tay. 2, Cứu 3 – 5 lửa

Châm Cứu : 

  • Trị bệnh ở cơ bó đòn và bó cùng : xuôi tay xuống, châm mũi kim giữa khớp xương cánh tay và khớp vai, sâu 0,5 – 1 thốn, khi đắc khí rồi thì hướng mũi kim ra 2 bên (mỗi bên sâu 2 – 3 thốn) cho đến khi có cảm giác như điện giật xuống vùng cánh
  • Trị tay lệch ra ngoài thì châm luồn kim dưới da, hướng kim về phía cơ tam giác.
  • Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.

Ghi Chú : Huyệt này nên châm sâu và kích thích mạnh mới có hiệu quả (Châm Cứu Học Từ Điển). Không nên cứu nhiều. 

Tham Khảo :

Tham Khảo:

  1. <<Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Trong vai nóng, đau ngón tay cánh tay, dùng huyệt Kiên ngung làm chủ”.
  2. <<Thiên kim>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Châm một huyệt Kiên ngung thì có thể bắn cung được, Chân Quyền”.
  3. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Kiên ngung chủ trị trúng phong tay chân không cử động được, liệt nửa người, phong nhiệt nóng trong vai, đầu không quay được, vai cánh tay đau nhức, vai yếu, tay không đưa tới đầu, co quắp, phong nhiệt ẩn dưới da, sắc mặt tiều tụy, suy nhược tiết tinh, thương hàn nhiệt chưa dứt, tay chân nóng, các loại bướu cổ”.
  4. <<Đại thành>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Vai lưng sưng đỏ đau, dùng huyệt Kiên ngung, Phong môn, Trung chử, Đại trữ”.
  5. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Kiên ngung, Dương khê tiêu ẩn phong do nhiệt cực” (Kiên ngung, Dương khê tiêu ẩn phong chi nhiệt cực).
  6. <<Đồ dực>> ghi rằng: “Ngày xưa có bệnh phong tý, cánh tay đau yếu sức, không thể cầm cung. Chân Quyền châm vào đó có thể bắn cung. Huyệt này nếu cứu bán thân bất toại dạng phong từ 7 – 40 mồi không thể nhiều hơn, e sợ sẽ teo cơ. Nhưng cứu không phải như châm, nên kiêng cử rượu thịt, năm loại chất cay. Huyệt này chủ về tả nhiệt của tứ chi với Vân môn, Uy trung, Yêu du điều trị như nhau. Huyệt này có sách nói nên châm sâu và kích thích mạnh mới có hiệu quả”. 7. Theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi rằng, huyệt Kiên ngung hội của Thủ Dương minh, Thiếu dương, Dương kiều.
  7. Căn cứ theo “Đồ đực” ghí huyệt Kiên ngung là hội của Thủ Thái dương, Dương minh, Dương Kiều.
  8. Huyệt này có công hiệu sở phong hoạt lạc, thông lợi quan tiết có thể trị được bệnh chứng thuộc kinh của nó và teo cơ ở chỉ trên, đầu rút cũng như bại xuôi ở chỉ trên.
  9. Kiên ngưng trong “Thiên kim phương” gọi là Trung Kiến tính, “Ngoại dài” gọi là Biên cốt.
  10. “Kiên Ngung + Khúc Trì 2 huyệt là bí pháp trị loa lịch [lao hạch] (Loại Kinh Đồ Dực).
  1. Theo “Giáp ất” ghi, huyệt này là hội của Thủ Dương-minh và Dương kiều mạch.
  2. Có sách nói không nên cứu quá 14 lửa, vì cứu nhiều tay sẽ nhỏ và yếu.
  1. Hai huyệt Kiên ngung, Khúc trì đều thuộc Thủ Dương-minh Đại trường kinh, mà Đại trường là phủ của phế, bởi lẽ ấy nên phép này có đặc hiệu là điều lý được phế khí, nhất là nhờ ở chỗ kim chích tại huyệt Kiên ngung lại để nằm (ngọa châm) nó có tượng thư thông, Khúc trì thì lại chạy bao biến chỗ này qua chỗ khác chứ không cố thủ yên một nơi thành thử tuyên được khí, hành được huyết và khu trục được phong tà. Hai huyệt ấy phối hợp với nhau thật có thể gọi là “châu liên bích hợp”. Hể đối với các khí khách tà nó xâm nhập vào kinh lạc, các thứ bệnh sinh ra vì khí huyết rối loạn mà dùng phép này thì kinh lạc được thư sướng, khí huyết được điều hòa hơn nữa đối với các chứng trúng phong, bán thân bất toại, phong thấp, bảy chứng khí… mà dùng phép này thì lại càng đắc lực. Đó chính là “Một chỗ thông thì toàn chỗ đều thông” vậy. Ngày xưa Trọng Cảnh nói: “Khách khí, tà phong, trúng vào người thì phần đông phải chết”. Nếu biết dự phòng, phép này vào người, hoặc chẳng giảm bớt số người có thể chết vì trúng phong hay sao ?

Vai lưng sưng đỏ đau dùng Kiên Ngung, Phong Môn, Đại Trữ, Trung Trữ (CCĐT) Tả nhiệt ở tứ chi, châm sâu kích thích mới có hiệu quả.(Đồ dực).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ