Huyệt Thủ ngũ lý – Mã-Nguyên -Đài khi chú giải thiên ‘Khí Huyết Luận’ (TVấn.58) cho rằng : châm (thích) huyệt Ngũ Lý đến 25 thích thì khí của 5 tạng sẽ kiệt mà chết. Như vậy, huyệt này là nơi (lý) có liên hệ với năm (ngũ) Tạng, vì thế gọi là Ngũ Lý.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt:
– Mã-Nguyên -Đài khi chú giải thiên ‘Khí Huyết Luận’ (TVấn.58) cho rằng : châm (thích) huyệt Ngũ Lý đến 25 thích thì khí của 5 tạng sẽ kiệt mà chết. Như vậy, huyệt này là nơi (lý) có liên hệ với năm (ngũ) Tạng, vì thế gọi là Ngũ Lý.
-Huyệt ở dưới huyệt Thiên Phủ 5 (ngũ) thốn, ở giữa đại mạch (lý), lại ở vùng tay (thủ) vì vậy gọi là Ngũ Lý hoặc Thủ Ngũ Lý (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Thủ Ngũ Lý, Xích Chi Ngũ Lý.
Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu. 10).
Đặc Tính: Huyệt thứ 13 của kinh Đại Trường.
2. Vị trí huyệt Thủ ngũ lý
Xưa: Trên khuỷu tay 3th đi vào chính giữa đại mạch
Nay: Huyệt ở sát bờ xương cánh tay, trên nếp gấp khuỷ (Khúc Trì) 3 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, vách liên cơ ngoài. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị khuỷ tay đau, cánh tay đau, lao hạch cổ, phúc mạc viêm, phổi viêm.
- Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Tam Gian Đtr.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị thích nằm, tay chân uể oa?i (Tư Sinh Kinh).
- Phối Tý Nhu (Đtr.14) trị lao hạch (Bách Chứng Phú).(Lở loét)
- Phối Thiếu Hải Trị đau nhức khuỷu
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 2 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Chú ý: (T.Vấn, Châm cứu đại thành ghi Cấm Châm )
Xem thêm: