Vị trí huyệt Đào đạo – Đào là hun đúc nên, chỉ dương khí thông hành như cái bếp hun đúc cho đường (đạo) được thông, vì vậy gọi là Đào Đạo.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Đào là hun đúc nên, chỉ dương khí thông hành như cái bếp hun đúc cho đường (đạo) được thông, vì vậy gọi là Đào Đạo (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 13 của mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với kinh Bàng Quang (ở huyệt Phong Môn).
2. Vị trí huyệt Đào đạo
Xưa: Ở chỗ lõm dưới huyệt Đại chùy ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)
Nay: Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 1 hoặc dùng phương pháp xác định. Huyệt Đại chùy rồi lấy xuống dưới 1 đốt sống.
Giải Phẫu:
Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám hoặc cơ thoi, gân cơ răng bé sau – trên, cơ gối đầu, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối cổ, các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Sơ giải tà ở biểu, thanh nhiệt ở Phế, bổ hư tổn, định thần.
Chủ Trị: Trị đầu đau, cột sống đau, lưng đau, cột sống yếu, sốt rét, cảm cúm, sốt âm, mồ hôi trộm, hỏang sợ.
Phối Huyệt:
- Phối Phong Trì (Đ.20) + Thần Đường (Bàng quang.44) trị say rượu (Tư Sinh Kinh).
- Phối Phế Du (Bàng quang.23) trị sốt do thời dịch [tuế nhiệt thời hành] (Bách Chứng Phú).
- Phối Cao Hoang (Bàng quang.43) + Phế Du (Bàng quang.13) + Thân Trụ (Đốc.12) trị ngũ lao, thất thương (Càn Khôn Sinh Ý).
- Phối Cách Du (Bàng quang.17) + Phế Du (Bàng quang.13) trị điên cuồng.
- Phối Gian Sử (Tâm bào.5) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Nội Quan (Tâm bào.6) trị sốt rét.
- Phối Nhân Trung (Đốc.26) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Phong Long (Vi.40) + Yêu Kỳ trị động
- Phối Khúc Trì, Hợp Cốc trị ngoại cảm phát sốt
- Phối Phong Trì, Chi Câu trị đầu đau, gáy cứng
Châm Cứu: Châm chếnh lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 1-2, sâu 0, 3 -1 thốn. Cứu 10-15 phút.
Xem thêm: