209
Vị trí huyệt Hậu đỉnh – Lấy ở giữa huyệt Cường gian và huyệt Bách hội.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở phía sau (hậu) đỉnh đầu (đỉnh) vì vậy gọi là Hậu Đỉnh.
Tên Khác: Hậu Đảnh, Hậu Đính.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của mạch Đốc.
2. Vị trí huyệt Hậu đỉnh
Xưa: Ở dưới huyệt Bách hội 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Nay: Lấy ở giữa huyệt Cường gian và huyệt Bách hội.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị đầu đau, điên cuồng, kinh giật, choáng váng.
Phối Huyệt:
- Phối Hàm Yến (Đ.4) + Ngọc Chẩm (Bàng quang.9) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
- Phối Ngoại Khâu (Đ.36) trị đầu gáy đau, sợ gió, lạnh (Tư Sinh Kinh).
- Phối Bách Hội (Đốc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị đỉnh đầu đau (Bách Chứng Phú) + Thái Dương trị đau đầu
- Phối Bách Hội (Đốc.20) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Phủ (Đốc.16) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) + Tiền Đỉnh (Đốc.21)+ Tín Hội (Đốc.22) trị họng sưng đau (Trùng Lâu Ngọc Ngoạt).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị vùng giữa tim đau (Tuần Kinh Khảo Huyệt).
- Phối A Thị Huyệt + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Thiên Trụ (Bàng quang.10) trị sau đầu đau (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
- Phối Yêu Kỳ, Dịch Môn, Đại Chùy, Dương Phụ trị dộng kinh
- Phối Trung Quản, Thaias Dương trị chóng mặt hoa mắt
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0, 2 – 1 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Tránh châm vào xương.
Xem thêm: