Vị trí huyệt Hồn môn- Huyệt ở vị trí ngang với Can Du, theo YHCT, ‘Can tàng Hồn’, huyệt này được coi là nơi (cửa là môn) để hồn ra vào, vì vậy gọi là Hồn Môn.
1. Đại cương
Tên Huyệt:
Huyệt ở vị trí ngang với Can Du, theo YHCT, ‘Can tàng Hồn’, huyệt này được coi là nơi (cửa là môn) để hồn ra vào, vì vậy gọi là Hồn Môn.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính: Huyệt thứ 47 của kinh Bàng Quang.
2. Vị trí huyệt Hồn môn
Xưa: 2 bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 9 đo ra 3 th.
Nay: Huyệt ở nơi gặp nhau giữa đường thẳng cách mạch đốc 3th và đường ngang qua dưới gai sống lưng 9, cách ngang huyệt Can Du 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ lưng to, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 9 rồi vào phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay và nhánh của dây thần kinh gian sườn 9.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9 hoặc D8 .
Chủ trị: Trị các bệnh về gan mật, dạ dày đau, tiêu hóa kém, cơ tim và màng ngực viêm.
Phối Huyệt :
- Phối Dương Quan (Đ.33) trị nôn mửa không ngừng, nước dãi nhiều (Thiên Kim Phương).
- Phối Vị Du (Bq.19) trị ăn không tiêu do Vị hàn (Bách Chứng Phú).
- Phối Dương Cương (Bq.48) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Quang Minh (Đ.38) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Toàn Trúc (Bq.2) trị quáng gà (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị ngực, lưng và tim đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Châm Cứu: Châm xiên 0,5 -0,8 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Tham Khảo : Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26): Can tàng Hồn, Tâm tàng Thần, cả 2 đều theo nhau mà vãng lai, xuất nhập vì vậy chứng Tâm thống nên Thủ huyệt Hồn Môn để thông Tâm khí…
Xem thêm: