Vị trí huyệt Kiên liêu – Đưa cánh tay ngang vai, hiện ra 2 chỗ hõm ở mỏm vai, huyệt ở chỗ hõm phía dưới và sau mỏm cùng vai, sau huyệt Kiên Ngung (Đtr.15) 1 thốn, dưới huyệt là khe giữa bó cùng và bó gai sống của cơ delta
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt ở chỗ khe hở, ỗ trống (liêu) vai (kiên), vì vậy gọi là Kiên Liêu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 14 của kinh Tam Tiêu.
2. Vị trí huyệt Kiên liêu
Xưa: Chỗ hõm trên bắp tay ở mỏm vai
Nay: Đưa cánh tay ngang vai, hiện ra 2 chỗ hõm ở mỏm vai, huyệt ở chỗ hõm phía dưới và sau mỏm cùng vai, sau huyệt Kiên Ngung (Đtr.15) 1 thốn, dưới huyệt là khe giữa bó cùng và bó gai sống của cơ delta.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa bó cùng và bó gai sống của cơ Delta, cơ trên sống, cơ dưới sống, khe của mỏm cùng vai và đầu trên xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ, dây thần kinh trên vai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết doạn thần kinh C4.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị : Trị quanh khớp vai đau, chi trên liệt và đau.
Phối Huyệt :
- Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Thiên Tông (Ttr.11) trị cánh tay đau (Thiên Kim Phương).
- Kiên Liêu xuyên thấu Cực Tuyền (Tm.1) + Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa Sơn (Bq.57) trị quanh khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải)
- Phối Kiên Ngung, Khúc Trì, Hợp Cốc trị liệt chi trên
Châm Cứu :
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn khi trị bệnh ở khớp vai.
Châm xiên, hướng xuống trong điều trị bệnh ở quanh khớp vai.
Châm mũi kim giữa 2 khớp xương mỏm cao của xương đòn gánh và khớp xương lớn của cánh tay, mũi kim hướng xuống hoặc xuyên thấu huyệt Cực Tuyền khi trị cánh tay bị lệch ra ngoài.
Xem thêm: