Vị trí huyệt Thạch quan – Thạch là cứng; Quan là cửa ải. Huyệt có tác dụng trị khí tụ lại thành cục cứng, đầy ở dạ dầy và ruột, vì vậy gọi là Thạch Quan
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Thạch là cứng; Quan là cửa ải. Huyệt có tác dụng trị khí tụ lại thành cục cứng, đầy ở dạ dầy và ruột, vì vậy gọi là Thạch Quan (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Hữu Quan, Thạch Khuyết.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 18 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
2. Vị trí huyệt Thạch quan
Xưa: Dưới huyệt Âm Đô 1th, đường giữa ra 0,5 th
Nay: Rốn đo thẳng lên 3 thốn huyệt Kiến Lý (Nh.11), ra ngang 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, đại tràng ngang.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị dạ dày đau, thực đạo co thắt, táo bón, nấc cụt.
Phối Huyệt :
- Phối Bàng Quang Du (Bq.28) trị bụng đau, táo bón (Tư Sinh Kinh).
- Phối Đại Chung (Th.4) trị táo bón (Tư Sinh Kinh).
- Phối Âm Giao (Nh.7) trị vô sinh (Bách Chứng Phú).
- Phối Đàn Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Thái Bạch (Ty.3) trị ế cách (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
- Phối Đại Đô (Ty.2) + Thạch Môn (Nh.5) trị khí kết, Tâm đầy cứng, táo bón (Tâm Pháp Phụ Dư).
- Phối Nội Quan, Túc Tam Lý, Trung Quản trị nôn mửa, đau dạ dày, trướng bụng
Châm Cứu : Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng – Ôn cứu 10 – 15 phút
Xem thêm: