Vị trí huyệt Tín hội – Tín là thóp đầu. Hội là họp lại. Huyệt ở thóp đầu, nơi có mạch nhảy (hội lại), vì vậy, gọi là Tín Hội.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Tín là thóp đầu. Hội là họp lại. Huyệt ở thóp đầu, nơi có mạch nhảy (hội lại), vì vậy, gọi là Tín Hội (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Đỉnh Môn, Lô Môn, Lô Thượng, Qủy Môn, Tỉnh Hội.
Xuất Xứ: Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (Linh Khu.23).
Đặc Tính: Huyệt thứ 22 của mạch Đốc.
2. Vị trí huyệt Tín hội
Xưa: Ở chỗ lõm sau huyệt Thượng tinh 1 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
Nay: Lấy ở trên đường dọc giữa đầu ở phía trước huyệt Bách hội 3 tấc. Chính giữa thóp trước.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là thóp trước hoặc vết tích của thóp trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2 hoặc thần kinh sọ não số V.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị đầu đau, chảy nước mũi, hoa mắt. Trị hắc lào
Phối Huyệt:
- Phối Bách Hội (Đốc.20) trị ngủ nhiều (Tư Sinh Kinh).
- Phối Bản Thần (Đ13) + Thiên Trụ (Bàng quang.12) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Tư Sinh Kinh).
- Phối Ngọc Chẩm (Bàng quang.9) trị đầu đau (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Bách Hội (Đốc.20) + Thần Đình (Đốc.24) + Thượng Tinh (Đốc.23) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) trị mắt sưng đỏ, mắt đau (Nho Môn Sự Thân).
- Phối Bách Hội (Đốc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đốc.24) + Thượng Tinh (Đốc.23) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) trị mắt tự nhiên sưng đỏ, mắt đau (Y Học Cương Mục).
- Phối Chi Câu, Huyết Hải trị não bầm huyết
- Phối Thái Dương, Bách Hội trị chóng mặt
- Phối Chi Câu, Huyết Hải, Tam Âm giao trị huyết hư gây chóng mặt
Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0, 2 – 0, 5 thốn, Cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Không được châm sâu. Cấm châm nơi trẻ còn quá nhỏ(<8 t)
Xem thêm: