Vị trí huyệt Tố liêu – Tố là sắc trắng; Liêu là khe huyệt. Huyệt ở chỗ không có khe huyệt gì cả, vì vậy gọi là Tố Liêu.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Tố là sắc trắng; Liêu là khe huyệt. Huyệt ở chỗ không có khe huyệt gì cả, vì vậy gọi là Tố Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Chuẩn Đầu, Diện Chính, Diện Vương, Tỷ Chuẩn, Tỷ Tiêm, Tỵ Chuẩn, Tỵ Tiêm.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính: Huyệt thứ 25 của mạch Đốc.
2. Vị trí huyệt Tố liêu
Xưa: Ở cuối sống mũi (Giáp ất, Đại thành)
Nay: Lấy ở chỗ đầu nhọn của sống mũi.
Giải Phẫu:
Dưới da là ngành ngang sụn cánh mũi, chỗ tiếp khớp của góc dưới-trước sụn lá mía và sụn cánh mũi.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Thăng dương, cứu nghịch, khai khiếu, thanh nhiệt.
Chủ Trị: Trị mũi nghẹt, mũi chảy máu, mũi viêm, thịt dư ở mũi.
Phối Huyệt:
- Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nhân Trung (Đốc.26) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Trung Xung (Tâm bào.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngất (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị mũi đỏ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị thịt dư ở mũi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hưng Phấn + Nội Quan (Tâm bào.6) trị nhịp tim chậm, huyết áp thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Nghênh Hương (Đại trường.20) + Thượng Tinh (Đốc.23) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Nội Quan (Tâm bào.6) để cấp cứu sau khi bị điện giật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Nội Quan, Thần Môn trị hồi hộp
- Phối Nội Quan, Bách Hội, Nhân Trung trị chứng ngất xỉu
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 1 – 0, 2 thốn. Không Cứu. Có thể châm xiên mũi kim từ chóp mũi chếch lên trên sâu 0, 5 – 1 thốn.
Ghi Chú: Châm đắc khí, có cảm giác tê đau hướng lên gốc mũi, vùng xoang mũi.
Xem thêm: