Vị trí huyệt Ủy trung – Tác Dụng: Thanh huyết, tiết nhiệt, thư cân, thông lạc, khu phong thấp – Chủ Trị : Trị khớp gối viêm, cơ bắp chân co rút, vùng lưng và thắt lưng đau, thần kinh tọa đau, chi dưới liệt, trúng nắng.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên huyệt: Huyệt nằm ở giữa (trung) nếp gấp nhượng chân (uỷ ) vì vậy gọi là Uỷ Trung.
Tên Khác: Huyết Khích, Khích Trung, Thối Ao, Trung Khích, Uỷ Trung Ương.
Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).
Đặc Tính
+Huyệt thứ 40 của kinh Bàng Quang.
+Huyệt Hợp của kinh Bàng Quang, thuộc hành Thổ.
+Huyệt xuất phát kinh Biệt Bàng Quang và Thận.
Theo thiên ‘Tứ Thời Khí’ (Linh khu.19): Uỷ Trung thuộc nhóm huyệt dùng để tả nhiệt khí ở tứ chi (Vân Môn [P.2], Kiên Ngung [Đại trường.15], Uỷ Trung [Bàng quang.40], Hoành Cốt [Th.11]).
2. Vị trí huyệt Ủy trung
Xưa: Giữa nếp lằn, ngang giữa khoeo chân
Nay: Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.
Giải Phẫu:
Dưới da là chính giữa vùng chám kheo, khe khớp gối.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2. Tác Dụng Huyệt Uỷ Trung:
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Thanh huyết, tiết nhiệt, thư cân, thông lạc, khu phong thấp.
Chủ Trị : Trị khớp gối viêm, cơ bắp chân co rút, vùng lưng và thắt lưng đau, thần kinh tọa đau, chi dưới liệt, trúng nắng.
Phối Huyệt:
- Phối Uỷ Dương (Bq.39) trị gân co rút, cơ thể đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) trị lưng đau lan đến thắt lưng (Thiên Kim phương).
- Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) trị chảy máu cam không cầm (Thiên Kim Phương).
- Phối Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (Th.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mụn nhọt mọc ở vai, lưng (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Chí Dương (Đc.9) + Công Tôn (Tỳ 4) + Đởm Du (Bàng quang.19) + Thần Môn (Tm.7) + Tiểu Trường Du (Bàng quang.27) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị tửu đản, mặt và mắt đều vàng, Tâm thống, mặt đỏ vằn, tiểu không thông (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Nhân Trung (Đc.27) trị lưng và đùi đau (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Tiền Cốc (Tiểu trường.2) trị nước tiểu rối loạn màu (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Phục Lưu (Th.7) trị thắt lưng và lưng đau thắt (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Ngư tế (Phế 10) trị 1 bên hông sườn đau tê (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị gối đau, bắp chân đau (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị chân đau (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thận Du (Bq.23) trị thắt lưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Thái Khê (Th.3) trị lưng đau do Thận hư (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Bá Lao + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Thủy Phân (Nh.9) trị trúng thử (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Nhân Trung (Đc.27) + Xích Trạch (Phế 5) trị lưng đau do té ngã, chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (Th.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mụn nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị vú sưng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Liêu (Bàng quang.34) + Nhân Trung (Đc.27) + Thúc Cốt (Bàng quang.65) + Xích Trạch (Phế 5) trị lưng đau do khí (Y Học Cương Mục).
- Phối Bá Lao + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Thập Tuyên + Túc Tam Lý (Vị 36) trị cảm nắng, hoắc loạn (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Hạ Liêm (Đại trường.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư tế (Phế 10) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị vú sưng (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Côn Lôn (Bàng quang.60) + Thông Cốc (Bàng quang.66) + Thúc Cốt (Bàng quang.65) trị mụn nhọt (Ngoại Khoa Lý Lệ).
- Phối Thận Du (Bq.23) + Thượng, Thứ Liêu + Yêu Dương Quan (Đc.3) trị lưng đau do hàn (Lâm Sàng Kinh Nghiệm )
- Phối Nữ Tất trị bờ tóc sau cổ bị lở loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị trúng phong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Cách Du (Bq.17) trị đơn độc, viêm quầng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Dương Lăng Tuyền, Huyền Chung trị liệt chi dưới
- Phối Túc Tam Lý (Vị 36) + Thân Mạch (Bq.62) trị động mạch bị cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thập Tuyên + Nhân Trung (Đc.27) trị trúng nắng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Ngân Giao (Đc.28) + Áp Thống Điểm (A Thị Huyệt) trị lưng bị chấn thương cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thận Du (Bàng quang.23) + Quan Nguyên Du (Bàng quang.28) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị thần kinh tọa đau (Châm Cứu Học Giản Biên) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Khúc Trạch trị say nắng, thổ tả
Châm cứu:
Châm thẳng 0, 5-1 thốn – khi trị chấn thương cấp ở vùng thắt lưng, dùng kim tam lăng chích nặn ra máu.
Ghi Chú: Không kích thích mạnh quá vì có thể làm tổn thương thần kinh và mạch máu.
Tham Khảo:
“Thiên ‘Thích Ngược’ (Tố vấn.36) ghi: Nếu lưng và cột sống đau, trước hết hãy thích huyệt Uỷ Trung cho ra máu…”Chứng ngược phát từ kinh Túc Thái Dương, khiến lưng đau, đầu nặng, rét từ phía lưng, trước hàn sau nhiệt, sốt cao. Lúc nhiệt, mồ hôi toát ra mà không giảm bệnh, thích Uỷ Trung ra máu”.
“Thiên ‘Thích Yêu Thống’ (Tố vấn.41) ghi: “Khi Túc Thái Dương bệnh, gây đau ngang thắt lưng đau rút suốt vùng cột sống lên cổ, và lan đến xương khu, lưng như mang vật gì nặng, châm Uỷ Trung ra máu. Mùa Xuân không được châm cho ra máu.
“Thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ ghi: “Vân Môn (Phế 2), Ngung Cốt (Kiên Ngung Đại trường.15), Ủy Trung (Bàng quang.40), Tủy Không (Yêu Du – Đc.2), 8 huyệt này để tả nhiệt ở tứ chi” (Tố vấn 61, 19).
“Huyết trệ ở dưới: châm ra máu huyệt Ủy Trung (Bàng quang.40) hoặc cứu Thận Du (Bàng quang.23) + Côn Lôn (Bàng quang.60) càng hay”(Đan Khê Tâm Pháp)
Xem thêm: