Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Nghinh hương 迎 香

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Nghinh hương – Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là huyệt Nghinh hương (Nghênh Hương).

1. Đại cương 

Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là Nghênh Hương.

– “Nghênh” có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần.

– “Hương” có nghĩa là mùi thơm.

Huyệt có quan hệ biểu (Phế), lý (Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương-minh Đại trường. Phế có chỗ thông ở mũi, châm vào có tác dụng tuyên lợi tỷ khiếu khôi phục được khứu giác cho nên có tên là Nghênh hương (đón tiếp mùi thơm). Tên Hán Việt khác Xung dương. Huyệt thứ 20 thuộc Đại-trưởng kinh Đặc biệt Hội của Thủ, Túc Dương-minh. Mô tả huyệt

Tên Khác: Nghênh Hương, Xung Dương.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 20 của kinh Đại Trường.

+ Huyệt hội của kinh Đại Trường và Vị.

+ Huyệt bên phải thuộc đường kinh bên trái vì 2 đường kinh bắt chéo nhau qua nhân trung.

+ Từ Nghênh Hương có mạch chạy đến góc mắt trong để gặp Túc Dương Minh Vị.

2. Vị trí huyệt Nghinh hương

Xưa: ở trên Hòa Liêu ngoài lỗ mũi 0,5 th

Nay: điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng.

huyệt nghinh hương
Vị trí huyệt Nghinh hương

Giải Phẫu : Dưới huyệt là bờ ngoài cơ nâng cánh mũi và môi trên, bờ ngoài cơ nở cánh mũi, và cơ ngang mũi, bờ trong cơ gò má nhỏ và cơ nanh, bờ trên cơ vòng môi.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII.

Da vùng huyệt chi phối bởi nhánh dưới hố mắt của dây thần kinh sọ não số V.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt.

Chủ Trị : Trị các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII), giun chui ống mật.

  1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mặt sưng phù, mắt sưng ngứa, nghẹt mũi do cảm (Châm Cứu ĐạiThành)
  2. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) + Ngũ Xứ (Bq.5) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Thính Hội (Đ.2) trị tai ù (Tịch Hoằng Phú).
  4. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi (Y Học Cương Mục). (+ Nhân Trung)
  5. Phối Hợp Cốc, Thuỷ Câu , Nhân Trung trị môi trên sưng (Châm Cứu Huyệt Thủ Sách).
  6. Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) trị mũi viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Châm Nghênh Hương (Đtr.20) xuyên Tứ Bạch (Vi.2) + Nhân Trung (Đc.26) + Đởm Nang (huyệt) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  8. Châm Nghênh Hương (Đtr.20) xuyên Tỵ Thông + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thượng Tinh (Đc.23) trị xoang mũi viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Trị giun chui ống mật : mũi kim hướng đến huyệt Tứ Bạch. Bệnh ở mũi : mũi kim hướng đến huyệt Tỵ Thông.

Châm Châm: ngang để trị giun chui ống mật thì mũi kim hướng tới Tứ bạch, sâu 0,5 – 1 thốn – Khi điều trị bệnh ở mũi thì mũi kim hướng huyệt Tỷ thông sâu 0,5 – 0,8 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng đau, chảy nước mắt có khi lan tới vùng mũi.

4. Tham khảo

1. <<Giáp ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Nghẹt mũi không thông, nghẹt mũi chảy mũi nước, méo miệng, chảy máu cam do có nhọt lở trong mũi, dùng huyệt Nghênh hương làm chủ”.

2. <<Đại thành>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Nghênh hương chủ về nghẹt mũi không phân biệt được thơm hôi, liệt, méo miệng, phù ngứa mặt, mặt có cảm giác ngứa như côn trùng bò, môi sưng đau, suyễn khó thở, lệch mũi, polip mũi”. 

3. <<Đại thành>> quyển thứ 8 ghi rằng: ngứa sưng chọn Nghênh hương, Hợp cốc”. 

4. <<Ngọc long ca>> ghi rằng: “Trên mặt có cảm giác như trùng bò dùng Nghênh hương rất hiệu nghiệm” (Diên thượng trùng hành hữu nghiệm, Nghênh hương khả thủ).

5. <<Giáp ất>> ghi rằng: “Huyệt này là hội của Thủ túc Dương-minh”,

6. <<Đại thành>> bảo: “Cấm cứu huyệt này”. Lâm sàng không dùng phép cứu.7. Nghênh hương là huyệt chính để trị các bệnh về mũi. Có tác dụng thanh phế nhiệt, tán phong tà, thông tỷ khiếu. Trên lâm sàng thường dùng để trị nghẹt mũi, chảy máu cam ngứa ngáy và sưng đau màng mắt, tê có cảm giác như kiến bò ở mặt.

Ghi Chú:

Cấm cứu ( Thánh Huệ Phương).

Cẩn thận khi cứu vì da mặt mỏng, dễ bị bỏng.

Tham khảo: Trên m ặt như c/g trùng bò dùng N Hương rất hiệu nghiệm(NLCa).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ