Vị trí huyệt Cư liêu – Cư là ở tại, Liêu là khe xương. Huyệt ở mấu chuyển xương đùi, vì vậy gọi là Cư Liêu.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Cư là ở tại, Liêu là khe xương. Huyệt ở mấu chuyển xương đùi, vì vậy gọi là Cư Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Cư Giao.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 29 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Kiều Mạch.
2. Vị trí huyệt Cư liêu
Xưa: Dưới huyệt Chương Môn 8,3 th, chỗ hõm phía trên mấu chuyển lớn
Nay: Ở giữa đường nối gai chậu trước trên với điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi, nơi cơ mông lớn và cơ mông bé.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ mông nhỡ, cơ mông bé.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh mông trên. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị khớp háng và tổ chức mềm chung quanh viêm, chi dưới đau, thần kinh tọa đau.
Phối Huyệt:
- Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Uỷ Trung (Bq.40) trị vùng mông đùi đau nhức do phong thấp. (Ngọc Long Ca).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20) trị dạ dày tá tràng loét (Châm Cứu Học Thượng Hải)
- Phối Phong Thị, Hoàn Khiêu, Dương Lăng Tuyền trị phong thấp khớp bại liệt
- Phối Dương Lăng Tuyền, Tuyệt Cốt trị đau phía ngoài chi dưới
- Phối Đại Đôn, Trung Cực trị thoát vị
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: