Vị trí huyệt Đại đôn – lấy ở cạnh ngoài phía sau gốc móng chân cái, lấy chính giữa gốc móng chân cái lùi về phía sau 1 phân, rồi đo ra cạnh hơn 1 phân là huyệt.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt ở góc móng chân, móng dầy là đôn, ngón cái to là đại, vì vậy gọi là Đại Đôn.
Tên Khác: Đại Chỉ Giáp Hạ Đại Thuận, Thủy Tuyền.
Xuất Xứ :Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của kinh Can.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
2. Vị trí huyệt Đại đôn
Xưa: Nơi đầu ngón chân cái, cách gốc móng bằng lá hẹ và trong chỗ 3 chòm lông
Nay: Tại đốt thứ nhất ngón chân cái, cách bờ ngoài gốc móng khoảng 0,1 thốn (0,2cm).
Hoặc lấy ở cạnh ngoài phía sau gốc móng chân cái, lấy chính giữa gốc móng chân cái lùi về phía sau 1 phân, rồi đo ra cạnh hơn 1 phân là huyệt.
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái vào đốt 2 ngón cái.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng : Sơ tiết quyết khí, lý hạ tiêu, thanh thần chí, hồi quyết nghịch.
Chủ Trị : Trị ngón chân cái đau, dịch hoàn viêm, tử cung sa, đau do thoái vị
( sán khí), băng lậu, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu dầm, tiểu ra máu, bụng dưới đau cơn dữ dội.
Phối Huyệt :
- Phối Khí Môn trị ngũ lâm, tiểu bí ( Thiên Kim Phương).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) trị sán khí do hàn ( Bách Chứng Phú).
- Phối Kỳ Môn (C.14) trị sán khí có khối cứng (Ngọc Long Ca).
- Phối Trường Cường, Tam Âm Giao trị đau quặn thắt ở tiểu trường
- Phối Thái Xung (C.3) trị 7 loại sán khí ( Y Học Nhập Môn).
- Phối Quy Lai trị thoát vị
- Phối cứu Hội Âm (Nh.1) trị trẻ nhỏ bị sán khí (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Chí Âm (Bq.67) trị đẻ ngược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hoành Cốt (Th.11) + Hợp Dương (Bq.55) + Quan Nguyên (Nh.4) trị phụ nữ bị lậu huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị ngoại thận sưng, ngoại thận lệch sang 1 bên (Châm Cứu Dị Học).
- Phối Bách Hội, Chiếu Hải, Tam Âm Giao trị sa sinh dục
- Phối Ẩn Bạch, Thái Xung trị đau bụng kinh
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,1-0,2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
4. Trích dẫn y văn
( “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà mạch lại thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế (P.10), Thái Uyên (P.9), Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch (Ty.3). Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra (LKhu.23, 30).
( “Tai ù do rối loạn khí, phải châm huyệt Thượng Quan và những huyệt Tỉnh của kinh Tâm Bào ( Trung Xung – Tb9) và kinh Can (Đại Đôn – C.1), đau bên trái chọn huyệt bên phải và ngược lại. Trước hết chọn huyệt ở tay sau đó lấy huyệt ở chân (LKhu.24,24 + 28).
( “Tà khách ở Lạc của túc Quyết âm, làm cho người ta đột ngột bị chứng sán thống, châm ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái [Đại Đôn] (TVấn.63, 10).
( “Huyệt này lúc có thai và sau khi sinh đẻ không nên dùng phép cứu’ (Loại Kinh Đồ Dực).
( “Dùng Tâm Bấc chấm dầu phụng đốt nổ trên huyệt này có tác dụng cầm băng huyết ngay” (Trung Quốc Châm Cứu Học).
Xem thêm: