Vị trí huyệt Dương giao – Huyệt là nơi Giao hội của Kinh Đởm với mạch Dương Duy, túc Dương Minh, túc Thái Dương, ở mặt ngoài phần Dương của chân, vì vậy gọi là Dương Giao.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt là nơi Giao hội của Kinh Đởm với mạch Dương Duy, túc Dương Minh, túc Thái Dương, ở mặt ngoài phần Dương của chân, vì vậy gọi là Dương Giao
Tên Khác: Biệt Dương, Túc Mão.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 35 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với Dương Duy Mạch.
+ Huyệt Khích của Dương Duy Mạch.
2. Vị trí huyệt Dương giao
Xưa: Trên mắt cá ngoài của chân đo lên 7 th, chéo lên khe thịt giữa kinh dương
Nay: Nằm trên đường nối huyệt Dương Lăng Tuyền và đỉnh cao mắt cá ngoài, trên mắt cá ngoài từ Côn Lôn lên 7 thốn, cạnh sau xương mác, trong khe cơ mác bên đùi và cơ mác bên ngắn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ mác bên dài vẫn cơ mác bên ngắn, xương mác. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị thần kinh tọa đau, cẳng chân đau nhức, hen suyễn.
Phối Huyệt:
1.Phối Phong Long (Vi.40) + Thừa Tương (Nh.24) trị mặt sưng phù (Giáp Ất Kinh) 2.Phối Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực đầy tức (Tư Sinh Kinh).
- Phối Giải Khê (Vi.41) trị hồi hộp, lo sợ (Bách Chứng Phú).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Lương Khâu (Vi.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36), Huyền Chung trị đầu gối sưng đau, đùi đau do lạnh (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) + Giải Khê (Vi.41) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị gân cơ vùng cẳng chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải )
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: