Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Hạ cự hư 下巨虚

by Lê Quý Ngưu

Huyệt Hạ cự hư – Huyệt ở phía dưới (hạ) huyệt Thượng Cự Hư, vì vậy gọi là Hạ Cự Hư.

1. Đại cương

Tên Huyệt : Huyệt ở phía dưới (hạ) huyệt Thượng Cự Hư, vì vậy gọi là Hạ Cự Hư.

Tên Khác : Cự Hư Hạ Liêm, Hạ Liêm, Túc Chi Hạ Liêm.

Xuất Xứ : Thiên Kim Phương.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 39 của kinh Vị.

+ Huyệt Hợp ở dưới của Tiểu Trường.

2. Vị trí huyệt Hạ cự hư

Xưa: Dưới huyệt Thượng Cự Hư 3 thốn

Nay: Ngồi ngay vểnh chân ra ngoài để lộ khe cơ, từ Túc Tam Lý xuống 6 th, phía ngoài xương chày 1 khoát ngón tay, bờ ngoài cơ cẳng chân trước.

huyệt hạ cự hư

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ cẳng chân trước và cơ duỗi chung các ngón chân, ở sâu là bờ trong cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, khe giữa xương chầy và xương mác.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Lý Trường Vị, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Chủ trị : Trị thấp khớp, cước khí, chi dưới liệt, ăn kém, ruột viêm mạn, gan viêm cấp, bệnh về trường vị.

Phối Huyệt:

  1. Phối Thái Bạch (Ty.3) + U Môn (Th.21) trị tiêu chảy, lỵ ra máu (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Thượng Liêm (Đtr.9) trị nước tiểu màu vàng (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Huyền Chung (Đ.39) trị ăn kém do Vị nhiệt (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) trị nhũ ung (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Hiệp Khê (Đ.43) + Khâu Khư (Đ.40) + Thận Du (Bq.23) trị sườn ngực đầy tức làm cho bụng đau (Châm Cứu Đại Thành).
  6. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đầy, dạ dày đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Khí Xung (Vi.30) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trong Vị có tích nhiệt gây ra răng đau, mặt méo, phát sốt, răng sợ nóng, thích lạnh, chân răng lở loét, môi lưỡi và má sưng đau, miệng hôi (Châm Cứu Xử Phương Học).
  8. Phối Thiên Khu trị ỉa chảy.
  9. Phối Tiểu Trường Du trị ỉa sống phân.
  10. Phối Dương Lăng Tuyền trị đau bụng quanh rốn

Châm Cứu : Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo :

( “Bệnh của Tiểu Trường làm tiểu phúc đau, cột sống thắt lưng đau lan đến bìu dái gây đau nhức, có khi trước tai bị nhiệt, có khi như thể là hàn nhiều, hoặc như mi mắt trên bị nhiệt thậm, trong khoảng giữa ngón út và ngón áp út đều bị nóng nhiều, đó là các chứng bệnh của Tiểu Trường, nên thu? huyệt Hạ Cự Hư. (LKhu. 4, 112).

Xem thêm:

 

Bạn có thể quan tâm