Vị trí huyệt Hoang du – Hoang chỉ phúc mạc. Huyệt ở vị trí ngang với rốn, rốn được coi là hoang mạc chi du, khí của kinh thận rót vào bụng qua huyệt này vì vậy gọi là Hoang Du
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Hoang chỉ phúc mạc. Huyệt ở vị trí ngang với rốn, rốn được coi là hoang mạc chi du, khí của kinh thận rót vào bụng qua huyệt này vì vậy gọi là Hoang Du (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
2. Vị trí huyệt Hoang du
Xưa: Dưới huyệt Thương Khúc 1th, đường giữa ra 0,5 th
Nay: Từ rốn (huyệt Thần Khuyết – Nh.8) đo ngang ra 0,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu tiện nhiều, tử cung khi có thai 7-8 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Thanh Thận nhiệt, lợi hạ tiêu, điều hòa Xung Mạch, hàn sán
Chủ trị: Trị dạ dày bị co thắt, đau do thoát vị, kinh rong, táo bón, hoàng đản.
Phối Huyệt :
- Phối Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12) trị bụng dưới có khối u (Thiên Kim Phương).
- Phối Hoành Cốt (Th.11) trị ngũ lâm, Cửu tích (Bách Chứng Phú).
- Phối Hoành Cốt, Đại Đôn, Quy Lai trị đau do thoát vị
- Phối Nội Quan , Hợp Cốc, Túc Tam Lý, Thiên Khu trị ỉa chảy cấp, mạn
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: