Vị trí huyệt Hội tông – Mặt sau cẳng tay, trên lằn cổ tay 3 thốn, ngang huyệt Chi Câu, cách 1 thốn (có sách ghi 1 khoát), về phía sát bờ ngoài xương trụ.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Hội là họp lại. Tông là dòng dõi, cái kế tiếp. Khí của Tam Tiêu từ huyệt Chi Câu đổ về hội tụ ở huyệt này trước khi chuyển đến huyệt kế tiếp (tông) là huyệt Tam Dương lạc, vì vậy, gọi là Hội Tông (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt Khích.
+ Châm trong trường hợp khí của Tam Tiêu bị rối loạn.
2. Vị trí huyệt Hội tông
Xưa: Sau cổ tay 3 th, giáp giữa khe hổng
Nay: Mặt sau cẳng tay, trên lằn cổ tay 3 thốn, ngang huyệt Chi Câu, cách 1 thốn (có sách ghi 1 khoát), về phía sát bờ ngoài xương trụ.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ trụ sau và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ, bờ ngoài xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh tay quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị cánh tay đau, điếc, động kinh, van tim hẹp.
Phối Huyệt:
- Phối Ế Phong, Nhĩ Môn, Trung Chữ trị tai điếc
- Phối Ngoại Quan (Ttu.5) trị tai ù (Tư Sinh Kinh).
- Phối Bách Hội, Đại Chùy trị trẻ con động kinh, tâm thần phân liệt
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: