Vị trí huyệt Khúc tân – Huyệt theo đường kinh quay lên phía huyệt Suất Cốc làm thành 1 đường cong (Khúc) ở phía tóc mai (tân), vì vậy gọi là Khúc Tân.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt theo đường kinh quay lên phía huyệt Suất Cốc làm thành 1 đường cong (Khúc) ở phía tóc mai (tân), vì vậy gọi là Khúc Tân (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Khúc Mấn, Khúc Phát.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 7 của kinh Đởm.
+ Huyệt hội với kinh Thủ + Túc Thái Dương.
2. Vị trí huyệt Khúc tân
Xưa: Ở trong tai, phía trong tóc giữa khúc cong nơi hõm. Cử động Hmf có khe hở, chõ hõm của đường chân tóc cong trên tai
Nay: Tại giao điểm của đường nằm ngang bờ trên tai ngoài và đường thẳng trước tai ngoài, trên chân tóc, sát động mạch thái dương nông.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị đầu đau, cổ gáy cứng, co cứng hàm nhai, đau sưng vùng má và hàm trên.
Phối Huyệt
- Phối Thính Cung, Ế Phong trị ù tai, điếc
- Phối Xung Dương trị đau răng lỗ cối
- Phối Can Du, Quang Minh trị hoa mắt chóng mặt
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.
Xem thêm: