Vị trí huyệt Linh đạo – Linh ở đây chỉ công năng của Tâm, tinh thần, linh hồn, Đạo là thông đạo. Huyệt có tác dụng thông khí vào Tâm vì vậy gọi là Linh Đạo.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Linh ở đây chỉ công năng của Tâm, tinh thần, linh hồn, Đạo là thông đạo. Huyệt có tác dụng thông khí vào Tâm vì vậy gọi là Linh Đạo ( Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 4 của kinh Tâm.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
2. Vị trí huyệt Linh đạo
Xưa: Sau cổ tay 1,5 th
Nay: Gấp bàn tay vào cổ tay để nổi rõ gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung các ngón tay. Huyệt ở giữa khe 2 gân. mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ trụ trước – trong và các gân cơ gấp chung nông các ngón tay ở ngoài, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị : Khớp cổ tay đau, thần kinh trụ đau, vùng tim đau, hysteria.
Phối Huyệt :
- Phối Thiên Dung (Ttr.17) + Thiên Đột (Nh.22) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).
- Phối Thiếu Hải (Tm.5) + Xích Trạch (P.5) trị khủy tay sưng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Điều Khẩu (Vi.38) cứu 14 tráng + Hạ Cự Hư (Vi.39) cứu 14 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) [ cứu 15 tráng] + Ôn Lưu (Đtr.7) [cứu 14 tráng] + Túc Tam Lý (Vi.36) [cứu 14 tráng], trị vú sưng (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Gian Sử (Tb.7) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tâm thống (Y Học Cương Mục).
- Phối Nội Quan trị hung tý
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú : “Nóng lạnh ở trong xương do hỏa nung nấu, dùng Linh Đạo rất hay”(Trửu Hậu Ca).
Xem thêm: