Vị trí huyệt Não hộ – Cửa của não là lỗ hổng xương chẩm, mà huyệt ở vị trí xương chẩm, vì vậy gọi là Não Hộ.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Cửa của não là lỗ hổng xương chẩm, mà huyệt ở vị trí xương chẩm, vì vậy gọi là Não Hộ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Hội Ngạch, Hợp Lô, Tạp Phong.
Xuất Xứ : Thiên ‘Thích Cấm Luận’ (Tố Vấn.52).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 17 của mạch Đốc
+ Hội của mạch Đốc và kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đốc.16) + Ngân Giao (Đốc.28) + Á Môn (Đốc.15) + Não Hộ (Đốc.17) và Trường Cường (Đốc.1), là những huyệt liên hệ với Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (Tố Vấn.60).
2. Vị trí huyệt Não hộ
Xưa: Ở trên xương chẩm, dưới huyệt Cường gian 1,5 tấc ( Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Nay: Chỗ lõm ngay trên ụ chẩm ngoài, trên huyệt Phong Phủ 1, 5 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân hộp sọ, chỗ bám của gân cơ thang và gân cơ rối to hoặc cơ bán gai, mào chẩm ngoài của xương chẩm.
Thần kinh vận động cơ do nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và nhánh của dây cổ 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị cổ gáy đau cứng, chóng mặt, điên cuồng, cận thị.
Phối Huyệt:
- Phối Não Không (Đ.19) + Thông Thiên (Bàng quang.7) trị đầu nặng đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Dương Cương (Bàng quang.48) + Đởm Du (Bàng quang.19) + Ý Xá (Bàng quang.49) trị mắt vàng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Đại Chùy, Yêu Kỳ, Hậu Khê trị đau phía sau đầu
- Phối Phong Trì, Chi Câu trị đau nửa đầu
- Phối Thái Xung, Hợp Cốc trị xoang đầu hoa mắt
Châm Cứu: Châm lu ồn kim dưới da sâu 0, 2 – 0, 8 thốn. Cứu 5 – 10 phút. Có sách ghi Cấm Cứu
Ghi Chú:
Tránh châm vào xương. Sách Giáp Ất ghi cấm cứu.
Nếu châm lầm, gây ra nhức đầu, nên dùng huyệt Bá Hội (Đốc 20) để giải, châm kim (Bá Hội) hơi xiên xuống phía dưới, lắc nhẹ kim hoặc hơi xoay kim ra 4 phía (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Xem thêm: