Vị trí huyệt Ngoại khâu – Trên mắt cá chân 7 thốn, huyệt Dương Giao đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, chỗ có hình dạng giống gò đất, vì vậy gọi là Ngoại Khâu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Ngoại Kheo, Ngoại Khưu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 36 của kinh Đởm.
+ Huyệt Khích của kinh Đởm.
2. Vị trí huyệt Ngoại khâu
Xưa: Trên mắt cá ngoài chân 7 th
Nay: Trên mắt cá chân 7 thốn, huyệt Dương Giao đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các cơ mác bên dài và cơ dép, xương mác.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh, bị chó cắn.
Phối Huyệt:
- Phối Bộc Tham (Bq.61) + Thương Khâu (Ty.5) trị khớp chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Phong Trì, Hậu Khê trị đau cứng cổ gáy.
- Phối, Thái Xung, Can Du, Chi Câu trị đầy tức ngực sườn
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút. Ngoại Khâu có tác dụng chống độc. Có sách viết cứu Ngoại Quan 7 mồi, sau cứu vết cắn 10 mồi trị chó dại cắn. Cần nghiên cứu thêm
Xem thêm: