Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Nhu du 臑俞

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Nhu du – Huyệt ở phía sau lưng, chỗ lõm nơi đầu xương giáp vai hoặc là nơi gặp nhau của đường nếp nách sau kéo dài và chỗ lõm dưới sống vai.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng kích thích (rót vào là du) vùng thịt mềm (nhu) ở bả vai, vì vậy gọi là Nhu Du.

Tên Khác: Nhu Giao, Nhu Huyệt.

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 10 của kinh Tiểu Trường.

+ Huyệt hội với Mạch Dương Duy và Mạch Dương Kiều.

2. Vị trí huyệt Nhu du

Xưa: Sau huyệt Kiên Nhu chỗ hõm dưới xương to, bờ trên xương bả vai

Nay: Huyệt ở phía sau lưng, chỗ lõm nơi đầu xương giáp vai hoặc là nơi gặp nhau của đường nếp nách sau kéo dài và chỗ lõm dưới sống vai.

Từ huyệt Kiên Trinh thẳng lên xương bả vai.

huyệt nhu du

Giải Phẫu : Dưới da là cơ Delta, cơ dưới gai và cơ trên gai, bờ dưới gai, sống gai. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây mũ và dây trên gai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị khớp vai và cánh tay đau hoặc viêm, liệt 1/2 người, huyết áp cao.

Phối Huyệt:

  1. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Cảnh Tý trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  2. Phối Cự Cốt (Đtr.16) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Trinh (Ttr.9) trị vai đau yếu, cử động khó khăn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  3. Phối Chiên Trung trị sung vú

Châm Cứu: Châm thẳng, mũi kim hơi hướng về phía trước, sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 20 phút.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ