Vị trí huyệt Quan nguyên du – Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 17 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào huyệt Quan Nguyên ,vì vậy gọi là Quan Nguyên Du.
Tên Khác: Đại Trung Cực.
Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 26 của kinh Bàng Quang.
+ Nhận được 1 mạch từ huyệt Quan Nguyên của Nhâm Mạch
2. Vị trí huyệt Quan nguyên du
Xưa: Hai bên sống lưng, dưới gai sau đốt sống thứ 17 (L5) ngang ra 1,5 thốn
Nay: Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 17 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương sống.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh sống thắt lưng 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Lý hạ tiêu, làm mạnh lưng, gối, hóa thấp trệ.
Chủ Trị: Trị thắt lưng đau, tiêu chảy, bệnh về đường tiểu và sinh dục.
Phối Huyệt :
- Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Khu (Vi.25) trị thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng đau nhức (Châm Cứu Học Giản Biên).+ Bàng Quang Du
- Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị xương chậu viêm mạn, thống kinh (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20) trị hành kinh đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị ruột viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Tụy Du + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu đường (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1-1,5 thốn – Cứu 5-7 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.
Xem thêm: