Vị trí huyệt Tam tiêu du – Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 13 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Tam Tiêu, vì vậy gọi là Tam Tiêu Du.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 22 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu, để tán khí Dương ở Tam Tiêu.
+ Châm trong tất cả các trường hợp khí ở Phủ tạng tụ lại, biểu hiện: bụng đầy, phù, cổ trướng, hoặc thắt lưng đau.
2. Vị trí huyệt Tam tiêu du
Xưa: Hai bên sống lưng, dưới gai sau đốt sống thứ 13 ngang ra 1,5 thốn
Nay: Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 13 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhung của dây sống thắt lưng 1, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh 4
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Điều khí hóa, lợi thuỷ thấp.
Chủ Trị: Trị dạ dày đau, ruột viêm, thận viêm, thần kinh suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu dầm, thắt lưng đau.
Phối Huyệt :
- Phối Chương Môn (C.13) + Hạ Liêu (Bq.34) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Ý Xá (Bq.49) trị ruột sôi kêu, tiêu chảy (Thiên Kim Phương).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Đại Đôn (C.1) + Thận Du (Bq.23) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Cự Khuyết (Nh.17) trị nôn mửa, ăn không vào (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Hoang Môn (Bq.51) + Khí Hải Du (Bq.24) + Thượng Liêu (Bq.31) + Uỷ Trung (Bq.40) trị cơ lưng đau do phong thấp (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Khí Hải Du (Bq.24) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) trị băng lậu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Khí Hải Du (Bq.24) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị Thận viêm cấp, mạn(Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cứu Dương Trì (Ttu.4) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Trung Quản (Nh.12) có tác dụng điều hòa Tam Tiêu (Châm Cứu Chân Tủy).
- Phối Thủy Phân, Đại Trường Du, Khí Hải, Túc Tam Lý, Âm Lăng Tuyền trị thủy thũng.
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn – Cứu 5-7 tráng – Ôn cứu 10-15 phút.
Tham Khảo:
Thiên Kim : Tam Tiêu Du, Tiểu Trườn Du, Ý Xá, Hạ Liêu, Chương Môn chủ trị bụng trướng, sôi ruột muốn ỉa………….. Phương huyệt trị bí tức, tiểu không được cứu Tam Tiêu Du 100 lửa
Xem thêm: