Vị trí huyệt Thông lý – Huyệt là nơi mạch khí của kinh Tâm đi qua (thông) và tụ lại đi sâu vào lý, thông với Tiểu trường, vì vậy gọi là Thông Lý
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt là nơi mạch khí của kinh Tâm đi qua (thông) và tụ lại đi sâu vào lý, thông với Tiểu trường, vì vậy gọi là Thông Lý (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tâm.
+ Huyệt Lạc của kinh Tâm.
+ Huyệt nối với kinh Tiểu Trường.
+ Huyệt kiểm soát phần sâu của kinh Tâm.
2. Vị trí huyệt Thông lý
Xưa: Chỗ chỏm sau cổ tay 1th.
Nay: Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 1 thốn (huyệt Thần Môn, khe giữa gân cơ trụ trước và cơ gấp chung nông các ngón tay. Từ nếp gấp khuỷu tay trong tới khớp cổ tay là 12 th
Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ gấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Định tâm, an thần chí, tức phong, hòa vinh.
Chủ trị: Trị khớp cổ tay và cánh tay đau, hồi hộp, mất ngu?, lưỡi co cứng, mất tiếng nói đột ngột, nhịp tim chậm, tâm thần phân liệt.
Phối Huyệt:
- Phối Hành Gian (C.2) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt ở vai, lưng (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Nội Đình (Vi.44) trị hay ngáp (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Giải Khê (Vi.41) trị đầu đau, mắt đo? (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh nguyệt nhiều (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Đại Chung (Th.4) trị thích nằm, ít nói (Bách Chứng Phú).
- Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Tam Gian (Đtr.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mồ hôi ra khắp cả người (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Tâm Du (Bq.15) trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hưng Phấn + bổ Tố Liêu (Đc.25) trị nhịp tim chậm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Nội Quan, Nhũ Căn trị tim quặn đau
- Phối Nội Quan, Tâm Du trị đau tức ngực sườn, mạch đại kết
- Phối Bách Hội, Nội Quan, Tâm Du, Nhân Nghênh trị tim hồi hộp , hoảng hốt
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút
Xem thêm: