Vị trí huyệt Thương Khâu -Thương là tiếng của Phế trong ngũ âm. Khâu là ngọn đồi, ý chỉ ụ xương nhô cao, vì vậy gọi là Thương Khâu. Huyệt ở vị trí đối diện với huyệt Khâu Khư
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Thương là tiếng của Phế trong ngũ âm. Khâu là ngọn đồi, ý chỉ ụ xương nhô cao, vì vậy gọi là Thương Khâu. Huyệt ở vị trí đối diện với huyệt Khâu Khư.
Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Tên Khác : Thương Kheo, Thương Khưu.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Kinh của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả.
+ Châm trong mọi bệnh về xương (tê thấp) hoặc cơ (co thắt và đau) của vùng kinh Tỳ.
2. Vị trí huyệt Thương Khâu
Xưa: Chỗ hỏm dưới xương mắt cá trong, hoi về phía trước một tý.
Nay: Ở chỗ lõm phía dưới – trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót – sên – thuyền.
Giải Phẫu: Dưới da là bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp sên-thuyền . Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ.
Chủ trị: Trị cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.
Phối Huyệt:
- Phối cứu Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Đô (Ty.2) trị tiêu chảy (Mạch Kinh ).
- Phối Âm Cốc (Th.10) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Tuyền (C.8) trị bụng đầy trướng (Thiên Kim Phương).
- Phối Thông Cốc (Bq.66) + U Môn (Th.21) trị hay bị nôn mửa (Thiên Kim Phương).
- Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).
- Phối Nhật Nguyệt (Đ.24) trị buồn vui quá mức (Tư Sinh Kinh).
- Phối Phục Lưu (Th.7) trị trĩ nội (Tư Sinh Kinh).
- Phối Khúc Mấn (Đ.7) trị cấm khẩu (Tư Sinh Kinh).
- Phối Giải Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) trị bắp chân đau (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị táo bón do Tỳ hư (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cứu Cách Du (Bq.18) + Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tb.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) trị dạ dày đau (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân phù (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thiên Xu (Vi.25) trị ruột viêm mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Điều Khẩu (Vi.38) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) trị ngón chân út (5) bị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Tỳ Du, Tam Tiêu Du, Quan Nguyên trị ỉa chảy mạn do dương hư. Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn hoặc châm xiên tới huyệt Giải Khê, sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo :
( “Thiên ‘Thích Ngược’ ghi : “Bệnh ngược, phát từ Tỳ, làm cho người ta lạnh, trong bụng đầy. Nếu nhiệt thì ruột sôi, ra mồ hôi. Nên châm túc Thái âm [Thương Khâu] (TVấn 36, 10).
( “Mu bàn chân sưng đỏ, đau… châm Khâu Khư cho ra máu rồi châm tiếp Nội Đình + Thương Khâu” (Biển Thước Tâm Thư).
( “Nếu là bệnh trĩ cốt thư lở : Thừa Sơn + Thương Khâu hiệu như thần” (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
Xem thêm: