Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Thượng tinh 上星

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Thượng tinh – Lấy ở trên đường dọc giữa đầu, ở chính giữa đọan nối huyệt Bách Hội và Ấn Đường.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở phía trên (thượng) đầu, được coi như 1 vị sao (tinh), vì vậy gọi là Thượng Tinh (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Minh Đường, Qủy Đường, Thần Đường, Tư Đường.

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính: Huyệt thứ 23 của mạch Đốc.

2. Vị trí huyệt Thượng tinh

Xưa: Ở trên đầu, giữa sống mũi thẳng lên, ở chỗ lõm trên chân tóc 1 tấc ( Giáp ất)

Nay: Lấy ở trên đường dọc giữa đầu, ở chính giữa đọan nối huyệt Bách Hội và Ấn Đường.

huyệt Thượng tinh

Giải Phẫu:

Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị đầu đau, chảy nước mũi, chảy máu cam, điên cuồng, mắt đỏ, đau.

Phối Huyệt:

  1. Phối Não Hộ (Đ.17) + Phong Trì (Đ.20) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) + Tín Hội (Đốc.22) trị mặt sưng đỏ, đau (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Thừa Quang (Bàng quang.6) + Tín Hội (Đốc.22) trị mũi nghẹt không ngửi thấy mùi (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Não Hộ (Đ.17) trị cận thị, viễn thị (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Can Du (Bàng quang.18) trị khóe mắt đau, đo?, ngứa (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bàng quang.10) trị chóng mặt (Châm Cứu Tụ Anh).
  6. Phối Hãm Cốc (Vi.43) + Khâu Khư (Đ.40) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).
  7. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị đầu nhức (Châm Cứu Đại Thành),
  8. Phối Nhân Trung (Đốc.26) + Phong Phủ (Đốc.16) trị chảy mũi nước trong (Châm Cứu Đại Thành).
  9. Phối Hòa Liêu (Đại trường.19) + Nghênh Hương (Đại trường.20) + Ngũ Xứ (Bàng quang.5) trị mũi nghẹt không ngửi thấy mùi thơm (Châm Cứu Đại Thành).
  10. Phối Bách Lao + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Phủ (Đốc.16) trị chảy máu cam không cầm (Châm Cứu Đại Thành).
  11. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Thần Đình (Đốc.24) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) + Tín Hội (Đốc.22) trị mắt sưng đỏ đau (Nho Môn Sự Thân).
  12. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Sai (Bàng quang.4) + Phong Môn (Bàng quang.12) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).
  13. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) đều châm ra máu, trị quáng gà (Y Học Cương Mục).
  14. Phối Á Môn (Đốc.15) + Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nội Đình (Vi.44) + Phong Phủ (Đốc.16) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chảy máu cam (Y Học Cương Mục).
  15. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đốc.24) + Tiền Đỉnh (Đốc.21) + Tín Hội (Đốc.22) trị mắt đột nhiên sưng đau (Y Học Cương Mục).
  16. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Tục Danh Y Loại Án).
  17. Phối Cự Liêu (Vi.3) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Dũ (Tam tiêu.16) + Y Hy (Bàng quang.45) trị đầu mặt sưng phù (Châm Cứu Toàn Thư).
  18. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nghênh Hương (Bàng quang.20) + Tố Liêu (Đốc.25) trị mũi viêm, mũi chảy máu (Châm Cứu Học Giản Biên).
  19. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  20. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Xung (C.3) trị mũi nghẹt, trĩ mũi, xoang viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  21. Phối Tố Liêu, Hợp Cốc trị chảy máu cam (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  22. Phối Nghênh Hương (Đại trường.20) + Tố Liêu (Đốc.15) trị chảy nước mũi trong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  23. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị mũi sưng, có nhọt (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  24. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị mũi sưng, có nhọt (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  25. Phối A thị huyệt + Đầu Duy (Vi.8) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị trước đầu đau (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da sâu 0, 2 – 0, 5 thốn. Cứu 5 – 10 phút.

Ghi Chú: Không nên châm vào xương. Không cứu nhiều vì có thể làm cho Hoả bốc lên đầu gây mờ mắt (Minh Đường)

Tham Khảo:

Thiên ‘Thích Ngược’ ghi: ‘Bệnh ngược… nếu trước đầu nhức, chân đi khó khăn: nên châm trên đầu (huyệt Thượng Tinh và Bá Hội) với 2 bên trán, khoảng giữa 2 lông mày (huyệt Toàn Trúc) trước, châm ra máu…” (Tố Vấn 36, 25).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ