Vị trí huyệt Trung đô – Huyệt ở giữa là trung xương mắt cá trong và đầu gối xương chầy, là nơi âm dương cùng tụ lại là đô, vì vậy gọi là Trung Đô.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở giữa là trung xương mắt cá trong và đầu gối xương chầy, là nơi âm dương cùng tụ lại là đô, vì vậy gọi là Trung Đô (Hội Nguyên)
Tên Khác : Thái Âm, Trung Khích.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Can.
+ Huyệt Khích, châm khi có rối loạn khí của Can.
2. Vị trí huyệt Trung đô
Xưa: Trên mắt cá trong chân 7 th, giữa xương ống chân
Nay: Ở bờ sau xương chày, trên mắt cá trong 7 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là mặt trên-trong của xương chày. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị kinh nguyệt rối loạn, đau do thoát vị, các khớp chi dưới đau. Phối Huyệt:
- Phối Quy Lai, Thái Cung trị thoát vị
- Phối Tam Âm giao, Quan Nguyên trị thống kinh
- Phối Thiên Khu trị sa tắc ruột
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Huyệt này trở nên mẫn cảm (đau) (75%) đối với những người đang bị gan viêm truyền nhiễm (Châm Cứu Học Từ Điển).
Trị phụ nữ ra nước hôi không dứt
Xem thêm: