Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Trung liêu 中髎

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Trung liêu – Nay: Nơi lỗ xương thiêng 3, điểm giữa huyệt Trung Lữ Du và Đốc Mạch. Phía dưới trong huyệt Thứ Liêu

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt nằm ở gần (liêu) giữa (trung) xương cùng, vì vậy gọi là Trung Liêu.

Tên Khác: Trung Khôi.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 33 của kinh Bàng Quang.

+ Một trong Bát Liêu Huyệt (Xem thêm Thượng Liêu VII. 31).

+ Nhận được mạch phụ từ kinh Túc Thiếu Dương.

2. Vị trí huyệt Trung liêu

Xưa: Lỗ hõm thứ 3, chỗ hõm giáp xương sống

Nay: Nơi lỗ xương thiêng 3, điểm giữa huyệt Trung Lữ Du và Đốc Mạch. Phía dưới trong huyệt Thứ Liêu

vị trí huyệt trung liêu

Vị trí huyệt Trung liêu

Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ trị: Trị bệnh thuộc về cơ quan sinh dục, vùng thắt lưng và xương cùng đau.

Phối Huyệt :

  1. Phối Đại Chung (Th.4) + Thạch Môn (Nh.5) + Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trung Quản (Nh.12) trị đại tiện khó (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều, đới hạ (Châm Cứu Học Giản Biên).
  3. Phối Túc Tam ý, Hợp Cốc, Tam Âm Giao trị bụng trướng căng
  4. Phối Quan Nguyên Du, Tam Âm Giao trị xích bạch đới

Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn – Cứu 3-7 tráng – Ôn cứu 5-15 phút. Trị, ỉa như cháo chảy

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ