Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Tử cung 紫宫

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Tử cung – Tử Cung là Tử Cấm Cung là nơi bệ ngồi của Thiên Đế. Huyệt ở vị trí ứng với tạng Tâm, Tâm là quân chủ, ý chỉ là nơi Tâm thần cư ngụ.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Tử Cung là Tử Cấm Cung là nơi bệ ngồi của Thiên Đế. Huyệt ở vị trí ứng với tạng Tâm, Tâm là quân chủ, ý chỉ là nơi Tâm thần cư ngụ (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính: Huyệt thứ 19 của mạch Nhâm.

2. Vị trí huyệt Tử cung

Xưa: Chỗ hõm dưới huyệt Hoa Cái 1,6 th.

Nay: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp ức – sườn 3.

huyệt Tử cung

Giải Phẫu:

Dưới da là xương ức.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị ngực đau, suyễn, nôn mửa .

Phối Huyệt:

  1. Phối Thái Khê (Th.3) + Ngọc Đường (Nh.18) trị ho suyễn, tâm phiền (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Trung Đình (Nh.16) trị ăn uống không được (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Đởm Du (Bàng quang.19) + Trung Đình (Nh.16) trị ăn uống nuốt không xuống (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Liêm Tuyền, Thiên Đột trị sung tắc họng
  5. Phối Nội Quan, Chiên Trung trị đau ngực
  6. Phối Phế Du, Thiên Môn, Trung đột trị ho

Châm Cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0, 3 – 1 thốn. Cứu 5 – 15 phút.

Ghi Chú: Xương ức nơi trẻ nhỏ rất mềm, vì vậy, cần thận trọng khi châm.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ