Vị trí huyệt U môn – Vì huyệt ở vị trí liên hệ với u môn à của ngõ phía dưới Vị (ở trong bụng) nên gọi là U Môn
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Vì huyệt ở vị trí liên hệ với u môn à của ngõ phía dưới Vị nên gọi là U Môn (Trung Y Cương Mục).
Có 7 cửa xung yếu trong hệ thống tiêu hóa : Phi Môn là môi; Hộ Môn là răng; Hấp Môn là miệng hàm ếch; Bí Môn là miệng trên dạ dày; U Môn là miệng dưới dạ dày; Lan Môn là nơi tiếp giáp đại tiểu trường; Phách Môn là hậu môn.
Tên Khác : Thượng Môn.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 21 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
2. Vị trí huyệt U môn
Xưa: Chỗ hóm cách 2 bên huyệt Cự Khuyết 0,5 th
Nay: Trên rốn 6 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Cự Khuyết (Nh.14).
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, gan.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị ngực đau, nôn mửa, tiêu chảy, ợ hơi, dạ dầy co thắt.
Phối Huyệt :
- Phối Ngọc Đường (Nh.18) trị bồn chồn, nôn mửa (Bách Chứng Phú).
- Phối Phúc Kết (Ty.14) trị chứng nôn ọe khi mang thai (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12), Cự Khuyết trị ho
- Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36), Xích Trạch trị ho ra máu
- Phối Túc Tam Lý, Nội Quan, Trung Quản, Lương Khâu trị đau dạ dày, nghẹn, nôn mửa
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 5 – 7 tráng – Ôn cứu 5 – 15 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng gan. Trị dạ dày giãn ra hoặc co lại, hay nhổ nước bọt
Xem thêm: