Vị trí huyệt Yêu du – Lấy ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cùng 4 hay ở chính giữa đường nối 2 lỗ cùng 4.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào vùng thắt lưng (yêu), vì vậy gọi là Yêu Du.
Tên Khác: Bối Giải, Tủy Khổng, Yêu Hộ, Yêu Không, Yêu Trụ.
Xuất Xứ: Thiên ‘Mậu Thích Luận’ (Tố Vấn.63).
Đặc Tính: Huyệt thứ 2 của mạch Đốc.
2. Vị trí huyệt Yêu du
Xưa: Ở dưới đốt xương sống thứ 21 ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Nay: Lấy ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cùng 4 hay ở chính giữa đường nối 2 lỗ cùng 4.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cân của khối cơ chung ở rãnh cột sống, dây chằng cùng-cụt và mỏm gai đốt sống cùng cụt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Ôn hạ tiêu, thư kinh mạch, khu phong thấp, làm mạnh lưng và gối.
Chủ Trị: Trị vùng xương cùng đau, lưng đau, cột sống đau, tiểu đục, kinh nguyệt không đều.
Phối Huyệt:
- Phối Bàng Quang Du (Bàng quang.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bàng quang.34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bàng quang.31) + Trường Cường (Đốc.1) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Phong Phủ (Đốc.16) trị chân tê dại (Tư Sinh Kinh).
- Phối Phế Du (Bàng quang.13) trị lưng và cột sống cứng không xoay trở được (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cứu Mệnh Môn (Đốc.4) + Thận Du (Bàng quang.23) + Tích Trung (Đốc.6)+ Trung Lữ Du (Bàng quang.29) trị lưng đau do chấn thương (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) trị kinh nguyệt bế (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Trường Cường (Đốc.1) trị tiêu chảy không cầm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Ủy Trung trị đau cứng cột sống lưng8. Phối Đại Chùy, Thân Trụ, Thần Môn trị động kinh, tâm thần phân liệt
- Phối Bách Hội, Đại Trường Du, Thừa Sơn trị sa trực tràng
Châm Cứu: Châm luồn kim vào ống xương cùng, sâu 0, 5 – 0, 8 thốn, hướng mũi kim chếch lên trên. Cứu 15 – 40 phút.
Xem thêm: