Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Á môn 哑门

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Á môn – Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 tấc.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt được coi là nơi (cửa là môn) có tác dụng trị chứng câm (á), vì vậy gọi là Á Môn.

Tên Khác: Ám Môn, Hoành Thiệt, Thiệt Hoành, Thiệt Yếm, Thiệt Căn, Thiệt Thủng, Yếm Thiệt

Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (T.Vấn 58).

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 15 của mạch Đốc.

+ Hội của mạch Đốc với mạch Dương Duy.

+ 1 trong nhóm huyệt ‘Hồi Dương Cứu Nghịch ‘: (Á Môn (Đốc.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3)+ Trung Quản (Nh.12) và Túc Tam Lý – Vi.36).

+1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Khổng’ (Phong Phủ (Đốc.16) + Ngân Giao (Đốc.28) + Á Môn (Đốc.15) + Não Hộ (Đốc.17) và Trường Cường (Đốc.1), là những huyệt liên hệ với Tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’ (Tố Vấn.60).

2. Vị trí huyệt Á môn

Xưa: Ở trong chân tóc gáy, chỗ lõm và mềm ( Giáp ất), chân tóc gáy lên 0,5 tấc (Đại thành)

Nay: Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 tấc. Nếu không có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy dưới huyệt Phong phủ 0,5 tấc phía dưới mỏm gai của đốt đội (đốt sống cổ 1)

huyệt Á môn

Giải Phẫu:

Dưới da là gân cơ thang, cơ bán gai hoặc cơ rối to, cơ thẳng sau đầu to, màng đội trục sau, ống sống.

Thần kinh vận động cơ do ngành sau của 3 dây thần kinh sống cổ trên và nhánh của dây TK sọ não số XI.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Thông khiếu lạc, thanh thần chí, lợi cơ quan.

Chủ Trị: Trị vùng gáy đau, cột sống cứng đau, chảy máu mũi không cầm, điên cuồng, mất tiếng đột ngột, câm, lưỡi cứng, lưỡi rụt, lưỡi teo, nói không rõ tiếng.

Phối Huyệt:

  1. Phối Phụ Dương (Bàng quang.59) + Thông Thiên (Bàng quang.7) trị đầu nặng (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Quan Xung (Tam tiêu.1) trị lưỡi cứng, khó nói (Châm Cứu Tụ Anh).
  3. Phối Phong Phủ (Đốc.16) trị lưng đau như gãy, co rút ưỡn cong người(Châm Cứu Đại Thành).
  4. Phối Ế Phong (Ttr.17) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Nhĩ Môn (Tam tiêu.21) + Thính Cung (Ttr.16) + Thính Hội (Đ.2) trị câm điếc (Châm Cứu Học Giản Biên).
  5. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đốc.26) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị cấm khẩu do trúng phong (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Hưng Phấn + Nhân Trung (Đốc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ngốc khờ ( si) do di chứng tổn thương ở não (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  8. Phối Cân Súc (Đốc.8) + Đại Chùy (Đốc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đốc.26) + Thân Mạch (Bàng quang.62) + Yêu Dương Quan (Đốc.3) trị phá thương phong [ uốn ván] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  9. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Nhân Trung (Đốc.26) + Phong Long (Vi.40) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  10. Phối Đại Chùy (Đốc.14) + Ế Minh + Tích Tam Huyệt + Túc Tam Lý (Vi.36), Nội Quan trị não kém phát triển (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  11. Phối Ngư Tế (P.9) + Thiếu Thương (P.11) trị lưỡi cứng (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  12. Phối Liêm Tuyền, Thông Lý trị nói ngọng, nói khó

Châm Cứu: Châm th ẳng sâu 0, 3 – 2 thốn. Mũi kim hướng tới phía mi ệng của người bệnh, ngang với trái tai. Không cứu.

4. Ghi chú và tham khảo

Ghi Chú:

Không châm quá sâu hoặc chếch lên trên vì phía trước là hành tuỷ, chạm vào hành tuỷ có thể gây ngừng hô hấp hoặc ngừng tim tức khắc.

Nếu lỡ ngộ châm làm cho bệnh nhân câm, ngất, phải dùng huyệt Nhân Trung (Đốc 26) để giải cứu, châm sâu 1 thốn, dùng thu? thuật đề tháp, vê, rung cán kim để kích thích. Nếu không tổn thương bên trong thì người bệnh có thể hồi phục được nhưng nếu châm sâu quá không thể giải cứu được (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

Tham Khảo:

”Huyệt Á Môn cấm không được cứu” – “Cứu huyệt này không thể làm cho người ta bị khan tiếng” (Giáp Ất Kinh).

”Sách ‘Giáp Ất’ ghi: “Huyệt này nhập vào cuống lưỡi” vì vậy châm huyệt này có tác động đến vùng lưỡi, có tác dụng làm cho lưỡi chuyển động” (Trung Y Cương Mục).

”Không được châm sâu huyệt Á Môn” (Tuần Kinh).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ