Vị trí huyệt Âm khích – Vì huyệt là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Vì huyệt là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Âm Ky, Thạch Cung, Thiếu Âm Khích, Thủ Thiếu Âm.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm.
+ Huyệt Khích của kinh Tâm.
+ Huyệt dùng châm trong rối loạn khí của tâm, gây ra do ngưng tuần hoàn.
2. Vị trí huyệt Âm khích
Xưa Ở đường mạch sau ổ tay 0,5 th
Nay: Khi điểm huyệt gấp bàn tay vào cổ tay. Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 0,5 thốn, ở trong khe gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng : Thanh tâm ho?a, an thần chí, củng cố phần biểu, tiềm hư dương.
Chủ trị : Trị hồi hộp, vùng tim đau, ngực đau, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.
Phối Huyệt :
- Phối Trung Xung (Tb.9) trị tim đau, lưỡi cứng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Gian Sử ( Tb.5) + Lệ Đoài (Vi.45) + Nhị Gian ( Đtr.2) trị hay sợ (Tư Sinh Kinh).
- Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị mồ hôi trộm (Châm Cứu Tụ Anh).(+Tam Âm Giao, Thần Khuyết)
- Phối Trung Quản, Lương Môn, Túc Tam Lý trị đau dạ dày nôn mửa.
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.
Xem thêm: