Vị trí huyệt Chu Vinh – Chu là toàn bộ cơ thể Vinh là nuôi dưỡng có ý chỉ huyệt ở phía trên tiếp với huyệt Trung Phủ. Có khả năng thông kinh, tiếp khí, điều khiển khí Tỳ khí, tán tinh, quét sạch phía trên Phế, điều vinh toàn thân. Vì vậy gọi là Chu Vinh (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Chu là toàn bộ cơ thể Vinh là nuôi dưỡng, ý chỉ huyệt ở phía trên tiếp với huyệt Trung Phủ, có khả năng thông kinh, tiếp khí, điều khiển khí Tỳ khí, tán tinh, quét sạch phía trên Phế, điều vinh toàn thân, vì vậy gọi là Chu Vinh (Trung Y Cương Mục).
Tên Kh ác : Châu Vinh.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 20 của kinh Tỳ.
2. Vị trí huyệt Chu Vinh
Xưa: Ở chỗ hõm dưới huyệt Trung Phủ 1,6 th, Cách Nhâm mạch 6 th
Ở khoảng gian sườn 2-3, cách đường giữa bụng 6 thốn, từ huyệt Thiên Khê đo lên 2 gian sườn, dưới huyệt Trung Phủ 1 gian sườn, nơi cơ ngực to, cơ ngực bé.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 3, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé và dây thần kinh gian sườn 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị thần kinh liên sườn đau, ho, màng ngực viêm.
Phối Huyệt:
- Phối Đại Trường Du (Bq.25) trị ăn không xuống, chỉ thích uống nước thôi (Tư Sinh Kinh).
- Phối Cao Hoang (Bq.43) + Chiên Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Xích Trạch (P.5) trị ho suyễn (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Thiên Đột, Xích Trạch, Chiên Trung trị suyễn 4, Phối Nội Quan, Tâm Du rị tim hốt hoảng đập
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 -0,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi. Trị đa dâm
Xem thêm: