Vị trí huyệt Cơ môn – Cơ nghĩa là cái rổ, sàng, nia, Môn nghĩa là cửa. Ngồi thõng 2 chân, bảo bệnh nhân giang chân ra giống như đang ôm mô cái rổ ở chân đề lấy huyệt. vì vậy gọi là Cơ Môn.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Cơ nghĩa là cái rổ, sàng , nia, Môn nghĩa là cửa. Ngồi thõng 2 chân, bảo bệnh nhân giang chân ra giống như đang ôm mô cái rổ ở chân đề lấy huyệt. vì vậy gọi là Cơ Môn.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 11 của kinh Tỳ.
2. Vị trí huyệt Cơ môn
Xưa: Phía trên huyệt Huyết Hải, có chỗ mạch đập trong đùi.
Nay: Ở chỗ lõm tạo nên bởi bờ ngoài cơ may, bờ trong cơ thẳng trước đùi và cơ rộng trong. Ngồi ngay, từ đầu gối đo lên 8 thốn, cách Huyết Hải 6 thốn, nơi có động mạch nhảy.
Giải Phẫu : Dưới da là khe cơ may và cơ rộng trong, gần bờ trong cơ thẳng, trước đùi, cơ rộng giữa xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Tuyên thông hạ tiêu.
Chủ trị: Tuyến hạch bẹn viêm, bụng dưới đau, tiểu không tự chủ, niệu đạo viêm.
Phối Huyệt:
- Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Đại Đôn (C.1) + Thái Xung (C.3) + Thần Môn (Tm.7) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị tiểu nhiều (Tư Sinh Kinh ).
- Phối Hành Gian (C.2) + Nhiên Cốc (Th.2) trị ngứa niệu đạo, các chứng lâm (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
- Phối Hợp Dương (Bq.55) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tử cung viêm, bạch đới (Châm Cứu Học Thượng Hải )..
- Phối Trung Cực, Tam Âm Giao trị lở ngứ bìu dái
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5- 10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì bên dưới có động mạch.
Nếu ngộ châm làm cho chân vận động khó khăn, không được tự ý hoặc đại tiện bí, nên châm huyệt Phúc Ai (Ty.16) để Giải cứu. Châm sâu 1,5 thốn, lưu kim khoảng nửa giờ, sau đó vê kim qua bên trái 9 lần, bên phải 6 lần rồi rút kim ra (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Trị cơ khé đùi sung đau.
Xem thêm: