Vị trí huyệt Côn lôn – Côn Lôn là tên 1 ngọn núi. Huyệt ở gót chân có hình dạng giống như ngọn núi đó, vì vậy gọi là Côn Lôn
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt:
Côn Lôn là tên 1 ngọn núi. Huyệt ở gót chân có hình dạng giống như ngọn núi đó, vì vậy gọi là Côn Lôn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Côn Luân, Hạ Côn Lôn, Hạ Côn Luân.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 60 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoảa.
2. Vị trí huyệt Côn lôn
Xưa: Trên xương gót chân, ở chỗ hõm sau mắt cá ngoài 0,5 th
Nay: Tại giao điểm của bờ ngoài gân gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Hoặc xác định bờ ngoài gân gót chân và điểm cao nhất của mắt cá chân chia đôi.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài ở trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Khu phong, thông lạc, thư cân, hóa thấp, bổ Thận, lý huyết trệ ở bào cung.
Chủ trị: Trị khớp mắt cá và tổ chức mềm chung quanh bị sưng đau, thần kinh tọa đau, lưng đau, chi dưới liệt, nhau thai không xuống.
Phối Huyệt :
- Phối Khúc Tuyền (C.8) + Phi Dương (Bq.58) (Ttr.2) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thông Lý (Tm.5) + Tiền Cốc trị đầu đau choáng váng (Thiên Kim Phương).
- Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị thắt lưng đau lên vai (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).
- Phối Dương Khê (Đtr.5) + Thái Khê (Th.3) trị mắt sưng đỏ (Tư Sinh Kinh).
- Phối Chương Môn (C.13) + Thái Xung (C.3) + Thông Lý (Tm.5) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng sưng đau (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) trị trẻ nhỏ bị phù thể âm (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị suyễn (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) + Khâu Khư (Đ.40) + Thương Khâu (Ty.5) trị gót chân đau (Châm Cứu Đại Thành).+ Huyền Chung
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phục Lưu (Th.7) trị 2 bên xương sống đau không co duỗi được (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị 5 ngón tay co quắp (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Thái Khê (Th.3) + Thân Mạch (Bq.62) trị chân phù (Ngọc Long Ca). 12.Phối Khâu Khư (Đ.40) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị mắt cá chân ngoài đau (Thắng Ngọc Ca).
- Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị vọp bẻ, hoa mắt (Tịch Hoằng Phú).
- Phối cứu theo thứ tự : Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Thị (Đ.31) + Côn Lôn (Bq.60) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Quan Nguyên (Nh.4) + Đơn Điền (Nh.6) trị tay chân co tê, tâm thần rối lọan, sắp có triệu chứng trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Chí Âm (Bq.67) + Thông Cốc (Bq.66) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt lở ngứa (Ngoại Khoa Lý Lệ).
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung ((Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốtù (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt ủng tắc (Châm Cứu Toàn Thư).
- Phối Giải Khê (Vi.41) + Hãm Cốc (Vi.43) + Túc Lâm Khấp ((Đ.41) trị chân mềm yếu (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Bách Hội (Đc.20) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Mạch (Bq.62) trị điên giản (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Bộc Tham (Bq.61) trị họng sưng đau, kết hạch (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thứ iêu, Hội Dương, Tam Âm giao trị sung đau vùng sinh dục
- Phối Thái Khê đều cứu làm tang dương khí rất mạnh, thị các chứng hàn
Châm Cứu:
+ Châm thẳng tới Thái Khê hoặc 1 bên ngoài mắt cá, sâu 0,5-1 thốn.
+ Khi trị tuyến giáp sưng, châm xiên hướng mũi kim đến huyệt Phụ Dương.
+ Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Có thai không châm.
Tham Khảo :
( “Mắt hoa, đầu nhức chịu không nổi, châm bổ dưới mắt cá chân ngoài (Côn Lôn) [lưu kim]”(LKhu.28, 48).
( “Phụ nữ thụ thai khó hoặc thai không ra : huyệt Côn Lôn chủ trị ”(Giáp Ất Kinh).
Xem thêm: