Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Đại trường du 大肠俞

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Đại trường du – Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 16 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Đại Trường vì vậy gọi là Đại Trường Du.

Xuất Xứ : Mạch Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 25 của kinh Bàng Quang.

+ Huyệt Bối Du của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, để tán khí Dương của Đại Trường.

2. Vị trí huyệt Đại trường du

Xưa: Hai bên sống lưng, dưới đốt sống thứ 16 (L4) ngang Yêu Dương Quan ra 1,5 thốn

Nay: Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 16 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.

vị trí huyệt đại trường du

Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống. Trước mỏm ngang có cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 4, nhánh của đám rối thắt lưng.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3 hoặc L4.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Điều Trường Vị, lý khí, hóa trệ.

Chủ Trị: Trị lưng đau, các cơ vùng lưng co giật, tiêu chảy, tiêu hóa kém, táo bón, chi dưới liệt, thần kinh tọa đau.

Phối Huyệt :

  1. Phối Bát Liêu trị đại tiểu tiện không thông (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Thận Du (Bq.23) trị tiêu sống phân, ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh). 3.Phối Bách Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Xung (Vi.30) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Trường Cường (Đc.1) trị thoát giang lòi dom (Châm Cứu Tập Thành).
  3. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8) + Tỳ Du (Bq.20) trị người già yếu hư nhược, tiêu chảy (Thần Cứu Kinh Luân).
  4. Phối cứu Thông Cốc (Bq.66) + Thúc Cốt (Bq.65) trị đồi sán, tiểu trường đau (Thần Cứu Kinh Luân).
  5. Phối Tiểu Trường Du (Bq.27) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lỵ, ỉa chảy, bụng đau + Thiên Khu
  6. Phối Hành Gian (C.2) + Nhị Bạch trị đường ruột bị rối loạn cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) thấu Dương Lăng Tuyền (Ty.34) + Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Điều Khẩu (Vi.38) thấu Thừa Sơn (Bq.57) + Mệnh Môn (Đc.4) trị cơ teo từ từ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  8. Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) trị kiết lỵ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  9. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Trung Hoa Châm Cứu Học).
  10. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trẻ nhỏ ruột bị viêm cấp (Tân Châm Cứu Học).
  11. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau quặn do giun (Châm Cứu Học Thủ Sách).
  12. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Cự Hư (Vi.37) trị táo bón (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
  13. Phối Thận Du, Thiên Khu, Túc Tam Lý trị táo bón
  14. Phối Thận Du, Hoàn Khiêu, Yêu Dương Quan, Ủy Trung trị thắt lưng đau.

Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.

+ Trị thần kinh tọa đau: hướng mũi kim xiên ra bên ngoài.

+ Trị khớp chậu, háng đau: mũi kim hướng về huyệt Tiểu Trường Du.

Tham Khảo : Dây thần kinh hông (tọa) bên nào bị đau, ấn vào huyệt Đại Trường Du phía bên đó thấy đau. Và ấn vào Đại Trường Du và Yêu Dương Quan thấy đau là dấu hiệu màng bụng viêm” (Châm Cứu Học Tự Điển).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ