Vị trí huyệt Đốc du – Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 6 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn, khi điểm huyệt có thể ngồi hoặc nằm sấp
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) mạch Đốc, vì vậy gọi là Đốc Du.
Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương
Tên Khác: Cao Cái, Cao Ích, Đốc Mạch Du, Thương Cái.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ở Đốc Mạch.
2. Vị trí huyệt Đốc du
Xưa: Hai bên sống lưng, dưới gai sau đốt sống thứ 6 ngang huyệt Linh Đài ra 1,5 thốn
Nay: Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 6 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn, khi điểm huyệt có thể ngồi hoặc nằm sấp
Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 6 và nhánh của dây sống lưng 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị trong và ngoài màng tim viêm, sôi ruột, bụng đau, nấc cụt, tóc rụng, ngoài da ngứa.
Phối Huyệt :
- Phối Chiên Trung (Nh.17) trị ho (Tư Sinh Kinh)
- Phối Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phế Du (Bq.13) trị chứng ngứa ngoài da (Châm Cứu Học Thượng Hải), có sách ghi trị vẩy nến
- Phối Cách Du (Bq.17) + Đại Chùy (Đc.14) + Tâm Du (Bq.15) trị chân lông viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải)
- Phối Tâm Du, Nội Quan trị đau tức trước vùng tim
Châm Cứu: Châm xiên về cột sống 0,5 – 0,8 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: