Vị trí huyệt Hợp dương – Hợp là gom lại. Dương là phần dương, ý chỉ túc Thái Dương. Ủy Trung là huyệt Hợp của kinh túc Thái Dương Bàng Quang, huyệt ở gần huyệt Ủy Trung, nơi khí của kinh Bàng Quang cùng tụ lại, vì vậy, gọi là Hợp dương
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Hợp là gom lại. Dương là phần dương, ý chỉ túc Thái Dương. Ủy Trung là huyệt Hợp của kinh túc Thái Dương Bàng Quang, huyệt ở gần huyệt Ủy Trung, nơi khí của kinh Bàng Quang cùng tụ lại, vì vậy, gọi là Hợp dương (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 55 của kinh Bàng Quang.
2. Vị trí huyệt Hợp dương
Xưa: Giữa nếp nhăn ngang khoeo chân xuống 2 th
Nay: Ở đỉnh của góc dưới tứ giác kheo chân tạo nên bởi phần trên cơ sinh đôi ngoài, giữa mặt sau đầu trên xương chày. Từ huyệt Uỷ Trung (Bq.40) đo thẳng xuống 2 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là góc của 2 cơ sinh đôi, bờ trên cơ kheo, giữa mặt sau đầu trên xương chày.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị lưng và chân đau mỏi, chi dưới liệt, băng lậu.
Phối Huyệt :
- Phối Trung Khích (Ủy Trung – Bq.40) trị đồi sán, bụng trên và dưới đau, trường tích (Thiên Kim Phương).
- Phối Giao Tín (Th.8) trị phụ nữ thiếu khí, hạ huyết (Bách Chứng Phú).
- Phối Thứ Liêu, Quan Nguyên trị liệt dương, thống kinh, bạch đới
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Xem thêm: