Vị trí huyệt Huyền lư – Huyệt ở 2 bên đầu (lư) , không ở gần chân tóc cũng không ở trên gốc tai, như treo lơ lửng ( huyền), vì vậy gọi là Huyền Lư.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở 2 bên đầu (lư) , không ở gần chân tóc cũng không ở trên gốc tai, như treo lơ lửng ( huyền), vì vậy gọi là Huyền Lư (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Huyền Lô, Mễ Sĩ, Tuỷ Không.
Xuất Xứ : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh ‘(LKhu.21).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Đởm.
+ Nhận được mạch phụ của kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.
2. Vị trí huyệt Huyền lư
Xưa: Chỗ góc cong thái dương
Nay: Ở sát động mạch Thái Dương nông, trên đường nối huyệt Hàm Yến và Khúc Tân, cách Hàm Yến 0,6 thốn. Tại 2/4 trên và 2/4 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Trị nửa đầu đau, răng đau, thần kinh suy nhược.
Phối Huyệt:
- Phối Hàm Yến (Đ.4) trị thiên đầu thống, nửa đầu đau (Bách Chứng Phú).
- Phối Đầu Duy (Vi.8) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Xung (Đ.9) trị thiên đầu thống (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Hàm Yến (Ttu.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyền Ly Đ.6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải )
- Phối Phong Trì, Ngoại quan, Thái Dương trị nửa đầu
- Phối Ty Trúc Không, Phong Trì trị đau khóe mắt
- Phối Nhân Trung trị sung mặt
Châm Cứu: Châm luồn dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.
Tham Khảo : “Kinh túc Dương Minh Vị có đường đi áp theo mũi nhập vào mặt, gọi nơi đó là huyệt Huyền Lô (đường đi xuống) thuộc vào miệng rồi trở vào mắt, nếu có bệnh ở miệng hoặc mắt, nên Thủ huyệt châm bổ Tả thích ứng, nếu châm ngược lại bệnh càng nặng hơn. (LKhu.21, 25).
Xem thêm: