Vị trí huyệt Khí hải du – Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 15 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng đưa (du) khí vào huyệt Khí Hải (Nh. 6), có quan hệ tới nguyên khí của con người vì vậy gọi là Khí Hải Du.
Tên Khác : Đơn Điền Du, Ký Hải Du.
Xuất Xứ : Thánh Huệ Phương
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 24 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt nhận được một mạch từ huyệt Khí Hải của Nhâm Mạch.
2. Vị trí huyệt Khí hải du
Xưa: Hai bên sống lưng, dưới gai sau đốt sống thứ 15 (L3) ngang ra 1,5 thốn
Nay: Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 15 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ ngang – gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 3, nhánh của đám rối thắt lưng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2 hoặc L3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Điều khí huyết, làm mạnh lưng gối.
Chủ Trị: Trị các bệnh xuất huyết, vùng thắt lưng đau.
Phối Huyệt :
- Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị thống phong mạn (Tân Châm Cứu Học).
- Phối Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị tử cung xuất huyết do cơ năng (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Thập Thất Chùy Hạ, trị công năng tử cung xuất huyết , Với Tam Âm Giao trị chức năng tử cung xuất huyết
- Phối Thận Du, Khí Hải trị băng lậu
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn – Cứu 3-7 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.
Xem thêm: