Vị trí huyệt Khúc trạch – Huyệt nằm ở chỗ lõm giống cái ao là trạch ở nếp khủy cổ tay khi cong tay (khúc), vì vậy gọi là Khúc Trạch.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Huyệt nằm ở chỗ lõm giống cái ao là trạch ở nếp khủy cổ tay khi cong tay (khúc), vì vậy gọi là Khúc Trạch.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (Lkhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 3 của kinh Tâm bào.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.
2. Vị trí huyệt Khúc trạch
Xưa: Chỗ hõm dưới mé trong khuỷu tay, co tay để tìm huyệt
Nay: Trên nếp gấp khớp khuỷ tay, chỗ lõm phía trong khuỷ tay, bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước, bờ trên cơ sấp tròn, khe khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Thông Tâm khí, sơ giáng nghịch khí ở thượng tiêu, thư cân.
Chủ trị: Trị sốt, hồi hộp, dạ dày đau, thấp tim.
Phối Huyệt:
- Phối Đại Lăng (Tb.7) + Khúc Trì (Đtr.11), Nội Quan trị tim đau, đau ngực, bồn chồn trong ngực (Đại Lăng )
- Phối Chương Môn (C.13) trị miệng khô (Thiên Kim Phương).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Đốc Du (Bq.16) trị tim đau (Tư Sinh Kinh).
- Phối Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3) trị cánh tay co rút (Châm Cứu Tập Thành).
- Phối Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3) + Thần Môn (Tm.9) trị tay yếu (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Dương Trì (Ttu.4) + Đại Lăng (Tb.5) trị tiêu ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] trị trường Vị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải), thủy đậu
- Phối Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị thấp tim (bệnh tim do phong thấp) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thiếu Thương (chích) trị huyết hư miệng khát
- Phối Khúc Trì, Thanh Lãnh Uyên trị đau khớp khuỷu
Châm Cứu:
+ Châm thẳng sâu 0,5-0,8 thốn.
+ Trường hợp trị sốt cao do trường vị viêm cấp, do trúng nắng, có thể dùng kim Tam lăng châm nặn ra ít máu ở huyệt này.
+ Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Xem thêm: