Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Nhĩ hòa liêu 耳和髎

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Nhĩ hòa liêu – Hòa ở đây là điều hòa. Liêu à khe hở, khe nứt. Huyệt có tác dụng điều hòa, phục hồi chức năng của ngũ quan, lại nằm ở gần (liêu) phía trước tai, vì vậy gọi là Hòa Liêu

1. Đại cương

Tên Huyệt : Hòa ở đây là điều hòa. Liêu à khe hở, khe nứt. Huyệt có tác dụng điều hòa, phục hồi chức năng của ngũ quan, lại nằm ở gần (liêu) phía trước tai, vì vậy gọi là Hòa Liêu (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác : Thiên Liêu.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 22 của kinh Tam Tiêu.

+ Huyệt giao hội của Thủ Thiếu Dương, Túc Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.

2. Vị trí huyệt Nhĩ hòa liêu

Xưa: Trước tai, trên động mạch ở dưới tóc mai

Nay: Phía trước lỗ tai, trong chân tóc, trước và trên huyệt Nhĩ Môn. Huyệt ở bờ trên của mỏm tiếp xương thái dương phía trên và sau bờ sau chân tóc mai, sờ thấy động mạch thái dương nông, trước bình tai 1 đốt ngón tay.

Nhĩ hòa liêu

Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số 5.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị đầu đau, tai ù, thần kinh mặt liệt, cấm khẩu.

Phối Huyệt:

  1. Phối Khiên Chánh, Địa Thương, Dương Bạch, Tứ Bạch trị liệt mặt
  2. Phối Ấn Đường, Liệt Khuyết trị mũi xuất huyết

Châm Cứu: Châm xiên dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng.

Ghi Chú : Cẩn thận khi cứu vì dễ gây bỏng.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ