Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Phong trì 风池

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Phong trì – Xác định đáy hộp sọ, cơ thang và cơ ức đòn chũm. Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

1. Đại cương

Tên Huyệt:

– “Phong” có nghĩa là là gió, tác nhân gây bệnh.

– “Trì” có nghĩa là cái ao, ở đây nói tới một chỗ hõm.

Huyệt được hợp lại bởi kinh Túc Thiếu-dương và mạch Dương-duy. Nó được xem như là nơi gió, tác nhân gây ra bệnh, biểu hiện những dấu hiệu của vấn đề về phong, như sự xâm nhập của phong hàn, trúng gió, trúng phong liệt nửa người. Do đó mà có tên là Phong trí.

Theo <<Kinh huyệt thích nghĩa hội giai>> ghi rằng: “Huyệt ở chỗ hõm trong tác phía sau mang tai. Chỗ huyệt này tự như cái ao, là huyệt quan trọng để chữa phong nên gọi là Phong trà”.

Xuất Xứ : Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (LKhu.23).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 20 của kinh Đởm.

+ Huyệt hội với mạch Dương Duy.

2. Vị trí huyệt Phong trì

Xưa:: Phía Sau tai, chỗ hõm ở chân tóc (Giáp Bát, Đồng nhân, phát huy, Đại thành)

Nay: Xác định đáy hộp sọ, cơ thang và cơ ức đòn chũm. Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

vị trí huyệt phong trì - cải thiện tình trạng rụng tóc

Vị trí huyệt phong trì

Giải Phẫu : Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức-đòn-chũm, đáy là cơ gối đầu và cơ đầu dài, đáy hộp sọ.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí, thông lợi các khớp.

Chủ Trị:

+ Tại chỗ: Đau đầu, cứng cổ, cứng gáy. 

+ Theo kinh: Cảm mạo, hoa mắt, bệnh mắt, viêm mũi, ù tai. 

+ Toàn thân: Huyết áp cao, động kinh, liệt nửa người, bệnh ở não.

Phối Huyệt:

  1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thương Dương (Đtr.1) trị nhiệt bệnh mà không có mồ hôi (Giáp Ất Kinh).
  2. Phối Ngũ Xứ (Bq.5) trị mắt mờ (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Tình Minh (Bq.1) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Đại Thành).
  4. Phối Giải Khê (Vi.41) + Phong Long (Vi.40), Hợp Cốc trị đầu đau (Châm Cứu Đại Thành).
  5. Phối Phế Du (Bq.13) trị xương vai đau, thắt lưng yếu (Châm Cứu Đại Thành).
  6. Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) trị còi xương (Ngọc Long Kinh). trị gáy cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị sốt rét (Châm Cứu Tụ Anh).
  8. Phối cứu Bách Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trúng tạng phủ bất tỉnh (Vệ Sinh Bảo Giám).
  9. Phối Bách Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trúng phong khí tắc, đờm khò khè, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
  10. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị thương hàn (Thái Ất Ca).
  11. Phối Bách Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).
  12. Phối Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ + Ngoại Quan (Ttu.5) trị cảm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
  13. Phối Chí Âm (Bq.67) + Hòa Liêu (Đtr.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lệ Đoài (Vi.45)+ Nghinh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt (Châm Cứu Học Thủ Sách).
  1. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Hậu Khê (Ttr.3), Ủy Trung trị sau đầu đau, cứng gáy
  2. Phối Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Hiệp Khê (Đ.43) + Thận Du (Bq.23) trị chóng mặt do Can Dương bốc lên (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
  3. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Khấp (Vi.1) + Tình Minh (Bq.1) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị loạn thị, mắt viêm do điện quang (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Thuỷ Tuyền (Th.5) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Liêm Tuyền, Thống Lý trị mất tiếng
  8. Phối Phong Long (Vi.40) trị chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  9. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Phủ (Đc.16) trị đầu đau kèm sốt cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  10. Phối Đầu Lâm Khấp (Đ.15) + Huyết Hải (Ty.10) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  11. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4), Khúc Trì trị cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  12. Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Tình Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  13. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Yêu Kỳ trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  14. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) trị lưng cong như đòn gánh do não viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  15. Phối Hợp Cốc, Ty Trúc Không trị đau nửa đầu
  16. Phối Phong Môn, Thiên Trị phòng ngừa cúm
  17. Phối Hợp Cốc, Thái Dương trị hoa mắt chóng mặt
  18. Phối Hợp Cốc, Ty Trúc Không, Quyền Liêu, Đại Nghinh trị liệt mặt

Châm Cứu:  

– Châm thẳng, ngang với dái tại hơi hướng xuống dưới, khi chấm huyệt này thì hướng mũi kim qua mắt bên kia, sâu 1 – 1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi giật tới đỉnh đầu, vùng xương vành tai, trước trán hoặc lan ra hố mắt

– Châm xiên hướng Phong trì bên kia, sâu 2 – 3 thống tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan ra vùng cổ.

* Chú ý Dưới là hành tủy, không châm sâu. 

Cứu 3 – 7 lửa.

Ôn cứu 5 – 10 phút. 

4. Tham khảo

+ <<Giáp Ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau cổ, gáy không quay được, chảy nước mắt, nhiều ghèn, chảy máu mũi, viêm mũi dị ứng, đỏ đau khóe trong mắt, tai lãng mắt mờ, sưng đau họng dẫn tới co rút cổ gáy dùng Phong trì làm chủ”. 

+ <<Ngoại đài>> ghi rằng: “Phong trì chủ lạnh nóng, động kinh, tâm thần phân liệt, té nhào. Bệnh ôn nhiệt mồ hôi không ra, đau đầu hoa mắt, sốt rét”.

+ <<Thiên kim>> ghi rằng: “Các loại bướu cổ, cứu Phong trì 100 lửa , ở hai bên gáy”.

+ <<Ngọc long ca>> ghi rằng: “Đau nhức nửa đầu hoặc chính giữa đầu, có đàm ẩm, châm Phong trì 1 thốn rưỡi, thấu tới huyệt Phong phú, trước bổ sau tả. Cứu 11 lửa. Kết hợp Tuyệt cốt có thể trị bệnh gù lưng” 

+ <<Đồng nhân>> ghi rằng: “Phong trì trị nóng lạnh, ôn bệnh mồ hôi không ra được, hoa mắt nhức đầu, sốt rét, cổ gáy đau không quay qua lại được, chảy nước mắt, mũi chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, đau đỏ khóe trong mắt, lãng tai mờ mắt, thắt lưng gù làm gân gáy yếu không như ý, châm vào 27 phân, lưu kim 7 hơi thở, có thể cứu 7 lửa”. 

+ <<Thái ất ca>> ghi rằng: “Kết hợp với Hoàn khiêu, Gian sứ trị sốt rét. Kết hợp với phong phủ trị thương hàn” 

+ <<Đại thành>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Phong trì chủ trị sốt lạnh, thương hàn ôn bệnh mồ hôi không ra, mắt hoa, đau nhức chính giữa đầu hoặc một bên đầu, sốt rét đầu gáy như búa bổ, đau không quay được. Chảy nước mắt, chảy máu mũi, viêm mũi dị ứng, đau khóe mắt trong, khi phát thì tại tắt, mắt mờ, lưng-thắt lưng đều đau, thắt lưng gù làm gân yếu không ngừa dậy được, trúng phong, đàm kéo không nói được, mê man nguy hiểm, bướu cổ”. 

+ Căn cứ vào “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi huyệt Phong trì là nơi hội tụ của Thủ Tục Thiếu-dương, Dương-duy. 

+ Huyệt Phong trì là nơi hội tụ của Thủ Túc Thiếu-dương, Dương-duy phạm vi trị bệnh nhiều, rộng rãi, bởi vì huyệt ở gần tủy sống. Nếu không phải phong hàn hoặc tà xâm nhập vào đầu, não, mũi gây ra bệnh thì không nên xem thường dùng phương pháp cứu. Đặc biệt cứu trực tiếp hoặc cứu trên kim vẫn dễ dàng làm trợ hỏa khí bốc lên trên gây ra căng não chóng mặt hoa mắt. Ngoài ra, người ta thường hay bổ Phục lưu, tả Thái xung, Phong trì để phòng và trị chứng huyết áp cao, cần nên lưu ý đặc biệt, mỗi lần châm trước đó nên kiểm tra huyết áp, để phòng ngừa vì huyết áp quá cao dễ phát sinh ra tai biến mạch máu não. 

+ Giải thích tác dụng chủ trị của huyệt Phong trì như thế nào ? – Huyệt Phong trì là giao hội huyệt của kinh Túc Thiếu-dương và Dương duy mạch. Dương-duy và các dưỡng kinh đều có liên hệ, chủ biểu của toàn thân. Sở dĩ huyệt này có công hiệu sơ phong giải biểu, thường dùng để trị các biểu chứng ngoại cảm như phát sốt, đau đầu, nghẹt mũi, đầu cổ cứng đau. Can và Đởm có quan hệ biểu lý, vì vậy huyệt này có công hiệu sơ Can, tức phong, thông lạc, minh mục, thường dùng để trị Can phong nội động, Can hỏa xung lên, gây ra các chứng trúng phong, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ sưng đau, đau đầu, ù tai. Ngoài ra, chúng anh khí phần lớn do lo nghĩ uất ức quá độ làm cho Can mất chức năng điều dạt, đàm khí ngưng kết ở cổ mà thành, nên cũng dùng huyệt này để trị. Mạch của Túc Thiếu-dương Đởm, nằm ở bán biểu bán lý, biểu hiện khi sốt khi lạnh, đởm kinh có liên hệ mật thiết với mắt tại, vì thế huyệt Phong trì lại thường dùng trong các bệnh chứng sốt rét, phát sốt, điếc, ù tai, đau mắt. Kinh biệt của kinh Đởm lạc với Tâm, vì thế Phong trì dùng trong chứng bệnh mất ngủ có nhiều hiệu quả. Người đời nay dùng huyệt Phong trì kết hợp với huyệt Hợp cốc để trị viêm mắt do điện quang rất hay.

Nguồn: tổng hợp ( có sử dụng tài liệu của L/Y Lê Quý Ngưu)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ