Vị trí huyệt Phúc Kết – Huyệt là nơi khí của lục phủ kết tụ lại bên trong bụng, vì vậy gọi là Phúc Kết (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt là nơi khí của lục phủ kết tụ lại bên trong bụng, vì vậy gọi là Phúc Kết (Trung Y Cương Mục).
– “Phúc” ở đây chỉ đến bụng.
– “Kết” có nghĩa là sự ứ đọng.
Huyệt chủ yếu biểu hiện sự ứ đọng khí trong bụng và ngực, hay nói khác hơn sự ứ đọng của khí tấn công lên Tâm gây đau quanh rốn, họ, ỉa chảy, nên gọi là Phúc kết (Khí kết tụ ở bụng). Tên Hán Việt khác Phúc quật, Trường quật, Dương quật, Trường kết.
Tên Khác: Dương Quật, Khúc Quật, Trường Kết, Trường Quật.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Hội với Âm Duy Mạch.
2. Vị trí huyệt Phúc Kết
Xưa: Dưới huyệt Đại Hoành 1,3 th, kéo thẳng từ 2 đầu vú xuống, cách Nhâm mạch 4 th.
Nay: Nơi gặp nhau của đường dọc qua núm vú và đường ngang qua nhâm mạch dưới rốn 1,3 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.
Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
3. Tác dụng chủ trị và phố hợp huyệt
Chủ trị: Trị quanh rốn đau, đau do thoát vị, tiêu chảy.
Phối Huyệt:
- Phối Hành Gian (C.2) trị bụng đau nhói lên tim (Tư Sinh Kinh).
- Phối Thiên Khu, Túc Tam Lý trị ỉa chảy, kiết lỵ.
- Phối Nội Quan trị co thắt dự dội dạ dày.
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Có thai : không châm sâu.
4. Tham khảo
1. <<Thiên kim>> ghi rằng: “Phúc kết trị đau quanh ở vùng rốn, thốc lên tim”.
2. <<Đồng nhân>> ghi rằng: “Phúc kết trị đau quanh rốn, đau xốc ngược lên tim, bụng lạnh tiểu nhiều, họ xốc”.
3. <<Tư sinh>> ghi rằng: “Phúc kết, Hành gian trị đau xốc lên tim”.
4. Theo “Giáp ất” ghi huyệt này còn có tên là Phúc quật, “Thiên kim dực” ghi là Trường kết.
Xem thêm: