Vị trí huyệt Thiên trì – Thiên là trời, chỉ phần trên của cơ thể. Trì là ao nước. Huyệt ở chỗ lõm bên cạnh ngực, nơi đó sữa chảy qua thường đọng lại, giống như cái ao chứa nước, vì vậy, gọi là Thiên trì
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Thiên là trời, chỉ phần trên của cơ thể. Trì là ao nước. Huyệt ở chỗ lõm bên cạnh ngực, nơi đó sữa chảy qua thường đọng lại, giống như cái ao chứa nước, vì vậy, gọi là Thiên trì (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Thiên Hội.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Tâm Bào.
+ Nhận 1 mạch phụ của kinh Túc Thiếu Dương và Túc Quyết Âm.
2. Vị trí huyệt Thiên trì
Xưa: Dưới nách 3 th, phía sau vú 1 th
Nay: Ngang đầu vú, cách 1 thốn, ở khoảng gian sườn 3-4, dưới hố nách 3 thốn, giữa huyệt Thiên Khê và huyệt Nhũ Trung.
Giải Phẫu : Dưới huyệt là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn, phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Thăng khí Dương, thông lạc.
Chủ trị: Trị ngực đầy tức, vùng tim đau tức, lao hạch, vùng dưới nách đau.
Phối Huyệt:
- Phối Dương Phụ (Đ.38) + Đởm Du (Bq.19) + Uỷ Trung (Bq.40) trị dưới nách sưng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Uỷ Dương (Bq.39) trị nách sưng (Bách Chứng Phú).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đtr.21) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) trị loa lịch, lao hạch (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cứu Tam Gian (Đtr.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị loa lịch, lao hạch (Loại Kinh Đồ Dực).
Châm Cứu: Châm xiên, hướng mũi kim ra ngoài, sâu 0,3 – 0,5 thốn – ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Không kích thích mạnh và châm sâu vì có thể đụng phổi.
Xem thêm: