Vị trí huyệt Thứ liêu – Huyệt ở gần (là liêu) kế (là thứ) đầu tiên xương cùng, hoặc ở xương cùng thứ 2, vì vậy gọi là Thứ Liêu.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở gần (là liêu) kế (là thứ) đầu tiên xương cùng, hoặc ở xương cùng thứ 2, vì vậy gọi là Thứ Liêu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 32 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt đặc hiệu dùng cứu trị bịnh phụ khoa, sinh dục (phái nam), thấp khớp viêm (Châm Cứu Chân Tuỷ).
+ Một trong Bát Liêu huyệt
+ Nhận mạch phụ từ kinh Túc Thiếu Dương đến.
2. Vị trí huyệt Thứ liêu
Xưa: Lỗ hõm thứ 2, chỗ hõm giáp xương sống
Nay: Nơi lỗ xương thiêng 2, điểm giữa cạnh dưới của gai chậu sau trên và Đốc Mạch
Giải Phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, lỗ cùng 2.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 2.
Da vùng huyệt chi phối vở tiết đoạn thần kinh S2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị vùng thắt lưng và xương cùng chậu đau, tử cung viêm, dịch hoàn sưng, xích bạch đới.
Phối Huyệt :
- Phối Bào Hoang (Bq.53) + Thừa Cân (Bq.56) trị vai và thắt lưng đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Thừa Cân (Bq.56) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sống lưng lạnh đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Thương Khâu (Ty.5) trị thai chết trong bụng (xổ thai chết ra) (Tư Sinh Kinh).
- Phối Đại Hách (Th.12) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) trị âm đạo viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Trung Cực (Nh.3) + Uỷ Dương (Bq.39) trị tiểu không tự chủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Nhị Bạch + Hội Dương (Bq.35) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị trĩ lở loét (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
- Phối Thận Du (Bq.23) + Ủy Trung ( Bq.40) + Yêu Dương Quan (Đc.2) trị sống lưng đau do lạnh (Lâm Sàng Kinh Nghiệm).
- Phối Quan Nguyên, Tam Âm Giao trị khí hư, bạch đới
Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn – Cứu 3-7 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Theo Nakatani Yoshio : ấn mạnh vào huyệt Thứ Liêu thấy đau :
+ Dấu hiệu đã có thai.
+ Đang hành kinh.
+ Tiền liệt tuyến viêm (đàn ông).
Xem thêm: